xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hệ thống quan trắc không khí tê liệt

Bài và ảnh: MINH KHANH

Các thiết bị quan trắc môi trường không khí quan trọng của TPHCM đã lần lượt “nghỉ hưu” sau thời gian dài làm việc

img

Trạm quan trắc không khí tự động đặt tại Sở Khoa học và Công nghệ TP đã ngưng hoạt động

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 9 tháng đầu năm tại TPHCM cho thấy dù nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011 nhưng bụi bẩn và tiếng ồn vẫn đang hành hạ người dân TP. Nồng độ bụi trung bình dao động từ 0,43 - 0,64 mg/m3 và có 95% số liệu quan trắc không đạt (theo QCVN 05:2009/BTNMT, nồng độ bụi lơ lửng trung bình 1 giờ cho phép: 0,3 mg/m3).
Hàm lượng chì dao động trong khoảng 0,27 - 0,31 µg/m3, Nồng độ NO2 dao động từ 0,16-0,21 mg/m3. Bên cạnh đó, với 100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, dao động 69-87dB, tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm trên các tuyến đường trong TP.

Trạm quan trắc thành phế liệu

Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh hết mức độ ô nhiễm không khí tại TP. Theo Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP), mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí của TP gồm 9 trạm quan trắc tự động và 6 trạm bán tự động. Các trạm quan trắc tự động đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống quan trắc vì cho số liệu cập nhật liên lục.
Các trạm này được hình thành và phát triển thông qua các Dự án của nước ngoài: 4 trạm do chính phủ Đan Mạch tài trợ vào năm 2000 và 5 trạm do chính phủ Na Uy tài trợ vào năm 2002. Hằng năm, TP vẫn cấp kinh phí để vận hành, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị phụ kiện cho các trạm quan trắc tự động nhưng kinh phí này không đáp ứng đủ nhu cầu, nhất là điều kiện điện áp và thời tiết làm cho các thiết bị xuống cấp nhanh hơn thông thường. Đến năm 2009, các trạm quan trắc tự động lần lượt ngưng hoạt động, trở thành... phế liệu.
Hiện nay, chỉ có 2 trạm đặt tại Thảo Cầm Viên (quận 1) và Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình) còn hoạt động nhưng thiết bị ghi nhận dữ liệu tại trạm Thống Nhất hiện tại đang hư hỏng nên không thể nhận dữ liệu. Còn trạm tại Thảo Cầm Viên, thiết bị lưu trữ và chứa phần mềm tính toán chỉ số cũng đã hư hỏng nên không thể tính toán và báo cáo số liệu.

Thiếu cơ sở khoa học

Ông Ngô Thành Đức, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường, cho biết việc quan trắc môi trường không khí hiện nay chỉ dựa vào 6 trạm quan trắc bán tự động. Nói là trạm nhưng thực ra chỉ có vài thiết bị phòng thí nghiệm đơn giản với kỹ thuật lạc hậu của trung tâm, đến ngày thì đem ra đo nên không cho số liệu tại thời điểm đo cụ thể.
Vì thế, độ tin cậy của số liệu không cao và cũng không tính được chỉ số chất lượng môi trường không khí. Kết quả quan trắc, do đó, chỉ mang tính đánh giá sơ bộ, định tính. Trong khi đó, phương pháp quan trắc tự động đo liên tục 24/24 giờ mới đưa ra được mô hình diễn biến chất lượng không khí, đúng theo chuẩn đánh giá chất lượng không khí thế giới đang thực hiện. Theo ông Đức, các thông tin về chất lượng không khí để công khai với cộng đồng cũng như để xây dựng các dự báo, kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay chỉ mang tính chủ quan, không có cơ sở khoa học cụ thể.
Do tính chất quan trọng của công tác quan trắc chất lượng môi trường không khí, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình TP dự án “Tái đầu tư và hoàn thiện hệ thống quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục”. Trong đó, đầu tư 9 trạm quan trắc tự động, 1 xe quan trắc di động và một phòng thí nghiệm và đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực. Tổng chi phí dự án là 118 tỉ đồng. Dự án này sẽ được UBND TP trình lên HĐND TP trong cuộc họp sắp tới của HĐND TP vào tháng 12.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số năng lực môi trường 2012 do Đại học Yale và Columbia của Mỹ báo cáo tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos vừa qua, Việt Nam là một trong 10 nước có chất lượng không khí kém nhất thế giới (xếp hạng 123/132 nước). Ô nhiễm không khí gia tăng chủ yếu tại các TP lớn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, dù còn nhiều yếu tố cần xem xét nhưng bảng xếp hạng này là một cảnh báo cho Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo