xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện đại hóa ý thức

PHẠM DƯƠNG

“Xin mở lối đi cho dân!”. Đó là dòng chữ viết tay cỡ lớn được viết ngay trên dải phân cách bê-tông của Quốc lộ 1, đoạn qua xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Nhiều tấm bê tông làm dải phân cách đã bị người dân ở Thanh Hóa tháo dỡ để mở lối sang đường trên quốc lộ 1 - Ảnh: Tuấn Minh

Nhiều tấm bê tông làm dải phân cách đã bị người dân ở Thanh Hóa tháo dỡ để mở lối sang đường trên quốc lộ 1 - Ảnh: Tuấn Minh

Dòng thỉnh cầu này xuất hiện kể từ khi dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 hoàn thành, ngã tư giao cắt tuyến đường này với các con đường đi về các xã vùng Đông và Tây của huyện Thăng Bình bị “bít” lại. Điều này khiến người dân khi đi trên Quốc lộ 1 muốn rẽ vào các con đường nhánh (hoặc ngược lại) phải đi thêm một đoạn nữa. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Nam đồng tình với kiến nghị của người dân, báo cáo chính quyền tỉnh để đề nghị Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh hợp lý hơn bởi dự án nâng cấp Quốc lộ 1 do bộ này thiết kế.

Cách đây vài tháng, người dân Thanh Hóa cũng tự ý tháo dỡ dải phân cách bằng bê-tông trên Quốc lộ 1 sau khi tuyến đường này hoàn thành nâng cấp, mở rộng. Người dân ở đây còn thay cơ quan hữu trách tự chế ra các biển báo giao thông bằng... mâm đồng đặt tại các điểm mà họ tự tháo dỡ dải phân cách.

Tuy nhiên, khác với Quảng Nam, chính quyền tỉnh Thanh Hóa không đồng tình với cách làm mà họ cho là tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông này. Chính quyền địa phương đã yêu cầu lực lượng chức năng khắc phục tình trạng dân tự “thiết kế” điểm giao cắt giao thông và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức tự ý tháo dỡ dải phân cách.

Sự việc như ở Quảng Nam, Thanh Hóa còn xảy ra tại nhiều nơi khác sau khi các tuyến quốc lộ được cải tạo, nâng cấp. Có nơi, người dân còn tràn ra đường dựng chướng ngại vật để đòi mở điểm giao cắt. Thậm chí, nhiều người thiếu ý thức còn thường xuyên trèo qua dải phân cách làm gia tăng nguy cơ tai nạn.

Có thể thấy từ con đường cũ, nhỏ trước đây, việc nâng cấp, mở rộng đòi hỏi phải loại bỏ bớt các điểm giao cắt dân sinh để vừa tăng tốc độ giao thông vừa giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Trong khi đó, người dân địa phương, với thói quen và cả lợi ích đi lại thuận tiện của mình, muốn từ đường nhánh ra quốc lộ là phải có chỗ rẽ sang đường.

Việc xung đột lợi ích của người dân sở tại với lợi ích từ việc hiện đại hóa đường giao thông là khó tránh khỏi. Thế nên, điều quan trọng là phải thay đổi thói quen, ý thức trong tham gia giao thông vì lợi ích chung. Con đường dù có được hiện đại hóa song nếu ý thức người tham gia giao thông không được “hiện đại hóa” theo thì cũng khó mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo