xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Họa trên đầu

PHẠM DƯƠNG

Trong thiên tai, con người nhỏ bé phải đối phó với biết bao hiểm họa khôn lường. Đáng nói là trong những mối họa rình rập ấy có cả những thứ do chính con người tạo ra như cột ăng-ten của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Quảng Bình trong cơn bão số 10 mới đây.

Các cơ quan chức năng vẫn đang làm rõ nguyên nhân khiến ăng-ten cao 150 m của VOV tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đổ sụp vừa rồi. Hướng điều tra nguyên nhân vụ đổ cột ăng-ten khiến 2 nhân viên thiệt mạng và 1 người khác bị thương này được quan chức có trách nhiệm của VOV cho biết là làm rõ “do thiên tai hay kỹ thuật”.

Việc đổ cột ăng-ten của VOV ở Quảng Bình làm chúng ta giật mình nhớ lại vụ đổ tháp truyền hình tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định trong cơn bão số 8 cuối tháng 10-2012. Tháp truyền hình cao 180 m này được thiết kế chịu được sức gió giật cấp 12 song đã đổ sụp khi sức gió mạnh nhất trong cơn bão này đo được tại TP Nam Định chỉ ở cấp 11. Kết quả thẩm tra, phản biện về nguyên nhân sự cố đổ tháp truyền hình này do Viện Khoa học công nghệ xây dựng Bộ Xây dựng công bố vào giữa tháng 8 vừa qua khẳng định là do thiết kế sai và thi công ẩu.

Vụ đổ tháp truyền hình Nam Định, cột ăng-ten phát thanh Quảng Bình cùng hàng chục cột phát sóng điện thoại di động (BTS) trong cơn bão số 10, trong đó có những cột ăng-ten bằng sắt cao tới 45 m, khiến chúng ta, đặc biệt là những người dân sống sát những mối họa tiềm tàng này, không khỏi lo sợ.

Chưa nói tới thiết kế, vật tư và thi công các tháp truyền hình, ăng-ten phát thanh hay cột BTS có tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn quy định hay không, ngay các tiêu chuẩn hiện hành cũng cần phải xét lại xem có phù hợp với thiên tai đang trở lên ngày càng dữ dội hơn. Việc cơn bão số 10 (tên quốc tế Wutip) hình thành trên biển Đông rồi nhanh chóng mạnh lên thành siêu bão (gió giật cấp 17) có thể xem như một minh chứng cho cảnh báo Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu.

Bão mới cấp 12 (bão số 10) mà đã quật đổ cột ăng-ten phát thanh cao 150 m và hàng chục cột BTS, vậy nếu siêu bão đổ bộ vào nước ta thì sẽ tàn phá ghê gớm tới mức nào? Vì thế, cảnh báo của thiên tai trong cơn bão số 10 vừa qua cần phải được xem xét kỹ lưỡng, từ đó đưa ra ứng phó thích hợp.

Bên cạnh việc rà soát, đánh giá lại tất cả công trình xây dựng cao lớn như tháp truyền hình, phát thanh, viễn thông..., cũng cần phải tính tới việc nâng cao tiêu chuẩn xây dựng cho phù hợp với các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan hơn do biến đổi khí hậu, bởi không loại trừ còn có những cơn bão mạnh hơn Wutip đổ bộ vào nước ta.

Năm 2012 đã đổ tháp truyền hình cao 180 m, năm 2013 lại đổ ăng-ten phát thanh cao 150 m và hàng chục cột BTS... Đừng để những công trình này thành mối họa trên đầu người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo