xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học ngoại khóa: Chủ quan là chết!

LAN ANH - HỒNG ÁNH - NHƯ PHÚ

Dã ngoại, tham quan là hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp học sinh phát triển toàn diện nhưng chỉ một phút chủ quan, tắc trách của nhà trường đã dẫn đến tai nạn chết người

Chuyến dã ngoại vào ngày cuối tuần 29-12-2013 ở bãi biển Cần Giờ, TP HCM trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với thầy và trò Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Bảy học sinh của trường này đã chết đuối trước sự bất lực của bạn bè, lực lượng cứu hộ và các giáo viên.

Dễ dàng lâm nạn

Theo nhiều người dân chứng kiến vụ việc, trong lúc sóng to gió lớn, các học sinh Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm đi tắm ở khu vực biển cạn, có dòng chảy khá phức tạp và nhiều đá ngầm mà không được trang bị áo phao. Công ty tổ chức chuyến dã ngoại và các thầy cô giáo đã chủ quan khi không tổ chức tiền trạm và giám sát chặt chẽ học sinh.

Khu vực xảy ra vụ 7 học sinh Bình Dương chết đuối ở bãi biển huyện Cần Giờ, TP HCM  Ảnh: XUÂN DANH
Khu vực xảy ra vụ 7 học sinh Bình Dương chết đuối ở bãi biển huyện Cần Giờ, TP HCM Ảnh: XUÂN DANH

Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bình Dương, nhìn nhận chuyến đi đã không được tổ chức chu đáo. “Sau khi lo xong công tác hậu sự cho các em, tôi đã chỉ đạo Phòng

GD-ĐT huyện Dầu Tiếng ngồi lại xem xét trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân ở Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như của phòng trong vụ việc này” - ông Phương cho biết.

Trước vụ tai nạn thương tâm ở Cần Giờ, tại Hà Nội cũng từng xảy ra hàng loạt vụ học sinh tử vong khi đi dã ngoại.

Đầu tháng 11-2011, trong chuyến tham quan tại Khu Du lịch sinh thái Tây Thiên (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), em Nguyễn Linh Quang (học sinh lớp 9 Trường THCS Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã chết đuối. Các nhân chứng kể lại vào giữa trưa, sau khi ăn xong, một nhóm học sinh rủ nhau tới khu suối của khu du lịch để vui chơi, sau đó 5 nam sinh xuống tắm.

Bơi lội một lúc, cả nhóm lên bờ, riêng Quang ở lại tắm tiếp. Lát sau, thấy bàn tay chới với và tiếng kêu cứu của Quang, nhóm bạn vẫn tưởng em trêu đùa nên không ai quan tâm. Khi thấy Quang chìm hẳn, mọi người mới vội hô hoán, đưa lên bờ nhưng không kịp cứu em.

Cách đó một thời gian, ngày 13-9-2008, 3 học sinh lớp 6 của Trường THCS Đoàn Thị Điểm đã tử nạn tại Khu Du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà (xã Xuân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội). Điều đáng nói là cả 3 học sinh này  chết đuối trong 1 cái hồ rộng chưa đến 30 m2!

“Tiến thoái lưỡng nan”

Tổ chức dã ngoại, tham quan được xem là hoạt động ngoại khóa để các trường tính điểm hạnh kiểm của học sinh. Do vậy, nhiều phụ huynh rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi con không đi thì bị kỳ thị, trừ điểm mà cho đi thì lúc nào cũng lo lắng không yên.

Chị Nguyễn Ngọc Mai - có con đang học tại một trường THPT ở quận Tân Bình, TP HCM - cho biết trường thường xuyên tổ chức cho học sinh du lịch, mỗi năm 2 lần, nói là sinh hoạt ngoại khóa và gần như bắt buộc vì tính điểm thi đua. Hoạt động này lại giao phó cho các tổ chức du lịch, phụ huynh phải đóng góp tiền và ký giấy đồng ý cho con em tham gia; nếu có xảy ra tai nạn hay tử vong, mức bồi thường tối đa là 10 triệu đồng.

img

Nỗi đau của một cô giáo Trường THPT Lê Lợi, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên sau khi 3 học sinh bị chết đuối ngày 20-11-2011 Ảnh: HỒNG ÁNH

Phụ huynh N.T.B (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) đề nghị Bộ GD-ĐT xem lại các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Chủ trương thì đúng nhưng về tới trường thì trở thành nỗi khó xử, bất an cho phụ huynh học sinh bởi các buổi học ngoài trời đó hầu hết biến thành tour du lịch. Theo anh B, mỗi năm học, ở các trường tại TP HCM, ít nhất học sinh phải một lần đóng tiền cho chuyến ngoại khóa ngoài trời. Trong khi đó, nhà trường thường để các cháu tự chơi.

Ông N.V.N - giám đốc một công ty chuyên tổ chức những chuyến tham quan, dã ngoại cho học sinh ở tỉnh Bình Dương - tiết lộ một quy định bất thành văn là để được “trúng thầu” tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại này, công ty phải móc nối, chi hoa hồng cho phía lãnh đạo trường. Tiền hoa hồng ít nhất là 10% tổng kinh phí chuyến đi.

“Trẻ em rất hiếu kỳ, ham cái lạ nên xác suất gặp tai nạn trong chuyến đi khá cao. Đoàn có 100 học sinh đi thì ít nhất phải có 6 hướng dẫn viên của công ty liên tục kèm cặp. Nếu các em tắm biển thì phải có dây thừng khoanh vùng tắm. Khi tắm, hướng dẫn viên phải mặc áo phao làm hàng rào, không để các em ra khỏi đó. Nếu không bảo đảm được các yếu tố an toàn thì đừng tổ chức cho học trò đi dã ngoại” - ông N. khẳng định.

Sẽ không thưa kiện nhà trường

Hơn 10 ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn đuối nước ở huyện Cần Giờ, anh Võ Thanh Tính (ngụ thị trấn Dầu Tiếng), cha của nạn nhân Võ Tấn Tài (học sinh lớp 7A6 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm), vẫn đau đớn khôn nguôi. Thi thể em Tài được tìm thấy sau cùng trong vụ tai nạn này.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Tính khẳng định đây không phải là chuyến đi miễn phí do nhà trường “chiêu đãi” những học sinh giỏi. Mỗi học sinh tham gia dã ngoại phải đóng 400.000 đồng. “Trước khi đi, Tài về nhà xin tiền. Cháu nói nhà trường bảo đóng 400.000 đồng là tiền ăn uống, tiền thuê xe đi Cần Giờ chơi” - anh Tính kể.

Anh Tính buồn rầu cho biết dù rất bức xúc về sự tắc trách, yếu kém của nhà trường khi để tai nạn xảy ra nhưng gia đình không hề có ý định thưa kiện. “Tôi chỉ mong các phụ huynh hãy xem trường hợp của tôi là một tấm gương. Đừng bao giờ dễ dãi giao con mình cho nhà trường dẫn đi chơi” - anh Tính tâm sự.

Kỳ tới: Quay lưng, dè chừng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo