xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hưu non đe dọa quỹ BHXH

Bài và ảnh: TUẤN MINH

Tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động Việt Nam đang thấp hơn quy định 3,5 tuổi dẫn đến mỗi năm, quỹ BHXH mất cân đối trên 135.000 tỉ đồng

Ngày 22-7, tại Thanh Hóa đã diễn ra hội thảo tham vấn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật BHXH (sửa đổi). Dự án luật sửa đổi lần này được nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hưu, quỹ BHXH, việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH.

Chi chiếm hơn 70% thu

Theo ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hiện tuổi nghỉ hưu bình quân của người lao động là 54 (không gồm lực lượng vũ trang), thấp hơn mức trung bình 3,5 tuổi. Những người này không đóng thêm tiền bảo hiểm, tiền tử tuất mà được hưởng luôn tiền lương hưu là 40,92 triệu đồng/năm.

Ông Sinh diễn giải: Với việc nghỉ hưu sớm 3,5 năm so với quy định, BHXH phải chi cho một người 143,22 triệu đồng và giảm thu 45 triệu đồng thì quỹ BHXH sẽ mất cân đối cho 1 người là 188,23 triệu đồng. “Thống kê cho thấy từ năm 2007-2013, cả nước có 717.404 người nghỉ hưu, nhân với số tiền trên thì quỹ BHXH mất cân đối trên 135.000 tỉ đồng. Vì thế, nếu không hạn chế được số người nghỉ hưu sớm, tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động lên thì nguy cơ vỡ quỹ BHXH là rất cao” - ông Sinh cảnh báo.

Ông Nguyễn Hùng Cường cho rằng mức đóng giữa người lao động và người sử dụng lao động không cân đối là nguyên nhân của tình trạng trốn đóng BHXH
Ông Nguyễn Hùng Cường cho rằng mức đóng giữa người lao động và người sử dụng lao động không cân đối là nguyên nhân của tình trạng trốn đóng BHXH

Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH - BHXH Việt Nam, cho biết với mức đóng BHXH như hiện nay, từ năm 2010-2011, số chi chiếm 75% số thu, từ năm 2012-2015 thì phần chi chiếm 70%. Ngoài ra, do số người nghỉ hưu trước năm 1995 do nhà nước trả tiền hưu hoàn toàn nên số chi thực tế vẫn cao hơn so với số thu, nếu không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì sẽ vỡ quỹ.

Theo ông Cường, hiện tỉ lệ đóng BHXH chưa cân đối. Chủ sở hữu lao động đóng cao, người lao động đóng thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, đặt vấn đề: Việc nâng thời gian đóng BHXH hưởng 45% lương lên 20 năm sẽ tác động đến 30% lao động tại doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, nhà nước có bù đắp để bảo đảm quyền lợi của người lao động không? Nếu chuyển cách tính lương hưu thành trung bình lương tháng toàn quá trình công tác sẽ khiến lương hưu công chức giảm 25%, người thuộc cơ quan vũ trang giảm 33%. Tuổi nghỉ hưu chưa thay đổi đại trà mà chỉ nâng một số đối tượng, vậy thì nam, nữ có thể được hưởng 75% lương tháng không?

Về điều này, bà Trần Thúy Nga, Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết tỉ lệ hưởng lương hưu 75% không thay đổi, chỉ thay đổi cách tính lương hưu. Theo bà Nga, đúng là quyền lợi của người lao động có giảm đi song dự thảo luật đưa ra cách tính để người về hưu sau với người về hưu trước không khác nhau quá nhiều, có sự chuyển giao nhịp nhàng giữa những giai đoạn.

Ông Nguyễn Anh Sơn, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, cho rằng người lao động lo lắng việc sửa đổi Luật BHXH có nhằm thực hiện mục đích nâng cao đời sống, bảo đảm an sinh xã hội không? “Có cảm giác chúng ta đang tìm mọi cách, lý lẽ để bảo đảm cân bằng quỹ BHXH” - ông Sơn nhận định. Ông Sơn đặt vấn đề: Tại sao không xử lý những vi phạm đóng BHXH như hành vi trốn thuế cũng như quy định chặt chẽ hơn về tuổi nghỉ hưu để hạn chế tình trạng nghỉ hưu non?

Ưu tiên thu hút nông dân

Nhiều đại biểu còn quan tâm đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Ông Lê Nam, Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, hỏi nếu mở rộng đối tượng tham gia với cán bộ bán chuyên trách phường, xã, hỗ trợ nông dân, lao động tự do thì nhà nước phải bỏ ra bao nhiêu tiền để bảo đảm? “Nếu ban hành luật mà nhà nước thêm gánh nặng thì chúng ta phải cân nhắc điều này” - ông Nam đề nghị.

Theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân, nguyên Vụ trưởng Vụ BHXH, để thu hút và mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chúng ta nên quan tâm tới nông dân. Để làm được điều này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH, như: hỗ trợ tiền đóng hằng tháng theo mức giảm dần trong vòng 15 năm và có những chính sách hấp dẫn hơn với các thủ tục tham gia thuận tiện.

Tách công an, quân đội ra khỏi BHXH

Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng chế độ lương hưu đang bất bình đẳng giữa nhà nước, quân đội và người lao động nên cần tách riêng.

“Hiện lực lượng công an, quân đội về hưu sớm nhưng mức hưởng lại cao mà để chung nguồn quỹ với người lao động thì không được. Nếu thâm hụt thì nhà nước bù vào chứ không thể lấy nguồn quỹ của BHXH, người lao động” - ông Chính lý giải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo