xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai mà không khai!

PHAN ĐĂNG

Kê khai tài sản của cán bộ công chức từng được kỳ vọng như một vũ khí hữu hiệu trên mặt trận phòng chống tham nhũng vốn rất cam go tại nước ta song thực tế những năm qua không khỏi khiến dư luận phải băn khoăn.

Số liệu thống kê mà lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 có thể làm dư luận đặt dấu hỏi về hiệu quả của việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Năm 2013, cả nước đã có 944.425/952.178 người thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đã thực hiện việc làm “minh bạch tài sản” của mình, đạt tỉ lệ tới 99,2%. Trong đó chỉ phát hiện 5 người kê khai tài sản, thu nhập “có vấn đề” phải tiến hành xác minh lại và chỉ có 1 người bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực.

Sẽ thật tuyệt vời nếu gần 1 triệu cán bộ, công chức đều kê khai trung thực và quan trọng nhất là nguồn tài sản, thu nhập của họ đều minh bạch, hợp pháp. Bởi nếu đúng như vậy thì cán bộ vô cùng trong sáng, chí công vô tư, không hề có tiêu cực, tham nhũng hay ăn hối lộ.

Thế nhưng, kết quả “đẹp” minh bạch tài sản trên lại không đúng với thực tế bức tranh tham nhũng theo đánh giá chung là “còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân”. Nói cách khác, kê khai tài sản, thu nhập đã không phản ánh đúng thực chất thu nhập, tài sản của cán bộ công chức. Có những người đã không trung thực, gian dối song không bị phát hiện và xử lý.

Theo Luật Phòng chống tham nhũng có hiệu lực từ năm 2007, việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được coi là một biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Thế nhưng, biện pháp này đến nay vẫn chưa hiệu quả trong việc ngăn ngừa, răn đe.

Đã có rất nhiều phân tích, lý giải, nguyên nhân được đưa ra để làm rõ vì sao kê khai tài sản, thu nhập cán bộ, công chức vẫn chưa trở thành một thứ vũ khí hữu hiệu trong phòng chống tham nhũng. Từ nguyên nhân khách quan bao trùm “nền kinh tế tiền mặt” cho tới nguyên nhân chủ quan trong công tác kiểm tra, giám sát... nhưng nếu cứ vin vào các lý do này thì chẳng biết đến bao giờ việc kê khai tài sản, thu nhập mới thực chất cũng như trở thành biện pháp hiệu quả phòng chống tham nhũng.

Chỉ bằng trực giác là người dân bình thường cũng có thể đặt dấu hỏi với khối tài sản nổi lớn hơn nhiều so với thu nhập của nhiều cán bộ, công chức. Có lẽ đã đến lúc phải dùng tới biện pháp mạnh như Bộ trưởng Bộ Tư pháp khi trả lời chất vấn tại nghị trường hồi tháng 6 vừa qua, cho biết định hướng sửa đổi Bộ Luật Hình sự sắp tới có thể có điều khoản “làm giàu bất thường mà không chứng minh được nguồn gốc tài sản sẽ bị truy tố”. Nếu không kê khai, minh bạch tài sản sẽ vẫn chỉ là một thứ vũ khí đưa ra để... làm cảnh mà thôi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo