xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó đưa con nghiện vào trại

Bài và ảnh: Phạm Dũng

Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng đến nay, số hồ sơ được TAND ra quyết định quá ít, có địa phương chưa giải quyết được do sự rối rắm thủ tục giữa các cơ quan liên quan

Ngày 6-10, ông Trương Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND và các cơ quan hữu quan một số tỉnh, thành phía Nam về việc triển khai thực hiện các quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND.

Nhiều bất cập

Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, TAND Tối cao đã chủ trì xây dựng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND. Sau đó, TAND Tối cao ban hành công văn hướng dẫn về việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND, yêu cầu TAND cấp tỉnh chỉ đạo TAND cấp huyện tiếp tục triển khai, phối hợp với cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo thống kê, đến tháng 7-2014, các TAND cấp huyện đã thụ lý 153 hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính về việc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc và 121 hồ sơ đã được giải quyết.

TAND Tối cao nhận định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính về việc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc còn nhiều hạn chế, vướng mắc vì nhiều lý do. Theo đó, hồ sơ được chuyển đến tòa án để thụ lý, xem xét và giải quyết chưa nhiều, việc đưa người nghiện vào các cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc là những biện pháp xử lý hành chính hạn chế một số quyền công dân nên phải có đầy đủ ý kiến của nhiều cơ quan khác nhau.

Con nghiện ở ngoài cộng đồng rất dễ gây nguy hiểm cho người dân. Trong ảnh: Nguyễn Quang Mạnh  (SN 1983) bị TAND TP HCM tuyên tử hình về tội “Giết người”

Con nghiện ở ngoài cộng đồng rất dễ gây nguy hiểm cho người dân. Trong ảnh: Nguyễn Quang Mạnh (SN 1983) bị TAND TP HCM tuyên tử hình về tội “Giết người”

Đối với hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế như: xác định người nghiện ma túy, thẩm quyền xác định, trình tự thẩm định hồ sơ... Quá trình thực hiện gặp không ít bất cập nên thời gian xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thường bị kéo dài. Ngoài ra, nhiều trường hợp đối tượng sử dụng ma túy đã bỏ trốn trong quá trình chờ tiến hành các thủ tục đề nghị tòa án xem xét, ra quyết định.

Quy định chưa rõ ràng

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết một trong những khó khăn của TP khi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là do thiếu văn bản hướng dẫn của bộ, ngành như: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... Ngoài ra, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 3 tháng. Tuy nhiên, trình tự thủ tục lập hồ sơ qua nhiều cơ quan hành chính gây khó khăn và mất thời gian để đưa được người nghiện đi cai. Qua giám sát tại quận 8 cho thấy từ đầu năm 2014 đến nay, chưa có người nghiện nào được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do những quy định, thủ tục giữa các cơ quan còn lấn cấn. Trong khi đó, năm 2012, quận 8 đưa đi cai nghiện 1.007 người, năm 2013 là 767 người. “Vấn đề giao người nghiện không có nơi cư trú ổn định cho tổ chức xã hội quản lý trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là khó thực hiện do quy định chưa rõ tổ chức xã hội nào có trách nhiệm này và biện pháp gì để quản lý? Nếu là các tổ chức xã hội tại xã, phường, thị trấn thì không đủ cơ sở vật chất, cán bộ để thực hiện nhiệm vụ này...” - ông Thuận nêu vướng mắc.

Ông Huỳnh Văn Lưu, Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai, cũng chỉ ra điểm bất cập: “Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc xác định một người có nghiện hay không do y - bác sĩ trạm y tế cấp phường, xã thực hiện. Trong khi đó, người nghiện có thể kéo dài thời gian bằng việc khiếu nại xác định này khi họ cho rằng không khách quan. Vậy có phải phường, xã là đơn vị duy nhất xác định tình trạng nghiện? Hay có thể là cơ sở y tế cao hơn và nên có điểm dừng để TAND có cơ sở giải quyết khiếu nại, nếu không cũng sẽ kéo dài thời gian ra quyết định xử lý”.

Trước những bất cập trên, ông Huỳnh Ngọc Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chia sẻ cách làm riêng của TP này: “Chúng tôi đã đề nghị Thành ủy chủ trì cuộc họp gồm có tòa án, công an... để đưa ra những giải pháp giúp người nghiện và gia đình vượt qua khó khăn. Đồng thời, đề xuất xây dựng một trại cai nghiện với đầy đủ trang thiết bị, bao cấp kinh phí và hỗ trợ về các mặt. Như vậy, vừa có tính nhân văn vừa không vi phạm quyền con người”.

 

Sẽ quy định cụ thể hơn

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình ghi nhận những vướng mắc trong quá trình thực hiện của các địa phương và cho biết sẽ đề nghị Chính phủ quy định cụ thể hơn để bảo đảm thực hiện hiệu quả việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Theo ông Trương Hòa Bình, TAND Tối cao đang xây dựng dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo