xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó tránh lãng phí

Thùy Dương

Sau khi bị dư luận phản ứng, Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết vẫn đang rà soát 14 điểm dự kiến xây nhà vệ sinh công cộng để trình TP quyết định đầu tư trong thời gian tới

Sở Xây dựng TP Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội về việc quản lý, duy trì và đầu tư xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng (VSCC) trên địa bàn trong năm 2014. Theo đó, Sở Xây dựng tiếp tục đề xuất TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư và nâng cấp, cải tạo 7 nhà VSCC phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cùng 14 nhà VSCC bằng thép trong kế hoạch năm 2014.

Bác cái này, đề xuất cái khác

Ngày 8-1, ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội, cho biết kế hoạch xây dựng 14 nhà VSCC đã được TP cho phép với tổng kinh phí 15 tỉ đồng đã bị hủy bỏ sau khi tiếp thu những thông tin của báo chí. “Sở Xây dựng mới rà soát lại 14 điểm trước đây được đồng ý đầu tư xây dựng nhà VSCC để trình phương án đầu tư lại theo phương án khác. Chỗ nào cần sẽ xây dựng, cái nào cần xây bằng thép sẽ xây bằng thép” - ông Hùng nói.

 

Nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội đang bị “đắp chiếu”
Nhiều nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội đang bị “đắp chiếu”

 

Theo Sở Xây dựng TP Hà Nội, hiện trên địa bàn có 340 nhà VSCC, trong đó 263 cố định (phân bố chủ yếu ở các ngõ xóm, phục vụ nhân dân trong các khu tập thể)  và 104 lắp ghép bằng thép (phân bố chủ yếu tại khu công cộng, vui chơi, giải trí, điểm chờ xe buýt… trên địa bàn 10 quận và thị xã Sơn Tây). Tuy nhiên, nhà vệ sinh bố trí chưa đồng đều và thiếu nên chưa đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai và du khách. Do đó, quan điểm của Sở Xây dựng là việc xây dựng nhà vệ sinh vẫn cần thiết, nhất là tại các công viên, bến xe, trung tâm thương mại, các trục đường phố chính…

Nhiều nhà VSCC bỏ phế

Thực tế, hầu hết công viên, vườn hoa ở nội thành Hà Nội đã có nhà VSCC. Theo thống kê, 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa đã có 310 nhà VSCC, trong đó xung quanh hồ Hoàn Kiếm có đến 16 cái đang hoạt động. Tuy vậy, không phải nhà VSCC nào cũngcó hiệu quả cũng như bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều nhà VSCC đã ngưng hoạt động.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng nên dành kinh phí sửa chữa, nâng cấp các nhà VSCC sẵn có để tránh lãng phí. Theo GS-TS Nguyễn Lân, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, việc xây dựng nhà VSCC ở TP Hà Nội cần cân nhắc kỹ trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. “Giai đoạn này cần tiết kiệm bởi nhiều hạng mục khác cũng cần đầu tư. Chỉ nên làm đủ nhu cầu, tránh lãng phí và bảo đảm phù hợp với cảnh quan, môi trường” - ông Lân nói.

Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hà Nội, ông Đào Ngọc Nghiêm, cho rằng Hà Nội đang muốn phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc đầu tư cải tạo và xây dựng các nhà VSCC để phục vụ du khách là điều nên làm, nhất là trong tình trạng nhà VSCC đang thiếu và xuống cấp. “Tuy nhiên, cần phải xem xét để xây dựng hợp lý, quy mô và tiện nghi cũng phải tùy thuộc vào khả năng ngân sách của TP vì thực hiện xã hội hóa các công trình này ở Hà Nội là điều không dễ” - ông Nghiêm đề xuất. Cũng theo ông Nghiêm, muốn xã hội hóa việc xây dựng nhà VSCC cần quan tâm đến khả năng kết hợp dịch vụ đi kèm, trong khi Hà Nội không mạnh về khả năng này. “Khó so sánh Hà Nội với TP HCM về điều kiện xã hội hóa. Việc TP HCM được các ngân hàng hỗ trợ toàn bộ chi phí xây dựng nhà VSCC kèm máy ATM là điều  Hà Nội cần học tập” - ông Nghiêm phân tích.

Về chủ trương kêu gọi xã hội hóa xây dựng nhà VSCC, ông Nguyễn Thế Hùng phân trần: “Lộ trình xây dựng mới nhà VSCC do sở đề xuất sẽ xem xét và lưu tâm đến việc xã hội hóa. Xã hội hóa không phải là chuyện một sớm một chiều và không phải địa phương nào cũng giống nhau”. 

 

TP HCM: Nhà vệ sinh kết hợp máy ATM

Chiều 8-1, ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết UBND TP giao sở này chủ trì xây dựng 11 nhà vệ sinh công cộng. Những nhà vệ sinh này rộng khoảng 800 m2, xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đặt tại các công viên, bến xe, vỉa hè và miễn phí cho người sử dụng.

Theo ông Cường, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng 11 nhà vệ sinh kết hợp với máy ATM. Mỗi nhà vệ sinh trị giá khoảng 800 triệu đồng và được Sacombank thuê người quản lý, lau dọn, không cho người bán hàng rong vây quanh làm mất mỹ quan.

Cũng theo ông Cường, từ đây đến Tết Nguyên đán, Sacombank chỉ kịp hoàn thành 3 nhà vệ sinh tại các công viên 23-9, Tao Đàn và Lê Văn Tám. UBND TP cũng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tính phương án bố trí chỗ giữ xe cho người sử dụng và có quy chế phối hợp quản lý để tránh tình trạng mới làm thì rình rang, sau đó bỏ bê, xuống cấp.

Đây là mô hình nhà vệ sinh kết hợp máy ATM mà Sacombank đã triển khai từ nhiều năm trước tại Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Lạt, Vĩnh Long... và quận Tân Phú của TP HCM.

A.Nguyệt - Th.Thơ

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo