Đối mặt tình trạng thiếu nhân lực, nhất là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, từ lâu, tỉnh Ninh Thuận đã ban hành một số chính sách ưu đãi người có trình độ từ ĐH trở lên nếu tình nguyện về tỉnh công tác. Tuy nhiên, chỉ tính riêng ngành y tế, từ năm 2006 đến nay, đã có 45 người bỏ việc đi nơi khác. “Chế độ thu hút nguồn nhân lực cao của tỉnh không đủ sức hấp dẫn để mời gọi nhân tài” - một lãnh đạo ngành y tế tỉnh Ninh Thuận nhìn nhận.
Thiếu môi trường phát triển
và hiện là Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP Ảnh: HOÀNG DŨNG
Quảng Bình đã đăng tuyển thông tin này rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để bảo đảm khách quan, công bằng, tỉnh còn thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ. Tuy vậy, trong đợt đầu tiên, Sở Nội vụ tỉnh chỉ nhận được 24 bộ hồ sơ dự tuyển. Tiếp đó, kết quả tuyển dụng sau 2 đợt vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013, tỉnh Quảng Bình chỉ thu hút được 12 người.
Theo ông Trần Thuynh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, chính sách thu hút nhân tài (người có trình độ thạc sĩ được hỗ trợ 30 triệu đồng, ĐH là 10 triệu đồng; trong 5 năm đầu, mỗi tháng được hỗ trợ thêm một khoản tiền bằng một lần mức lương tối thiểu) thực tế cho thấy không hiệu quả. “Nhiều nơi chưa quan tâm hoặc xây dựng kế hoạch “chiêu hiền đãi sĩ” không sát thực tế” - ông Sơn nhận xét.
Năm 2013 này, tỉnh Quảng Bình dự kiến thu hút 61 người trình độ cao để bố trí tại các sở, ban, ngành. Tuy nhiên, ông Sơn băn khoăn: “Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình còn khá thấp, thiếu môi trường thuận lợi để người tài phát huy khả năng, kiến thức. Ngoài ra, mức hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực cao của tỉnh còn khá thấp, cao nhất chỉ 100 triệu đồng đối với người có trình độ giáo sư, nên khó mời gọi họ” - ông Sơn lý giải.
Một thực tế khác là sau khi chấp nhận về tỉnh Quảng Bình công tác, nhiều người chưa được vô biên chế chính thức mà chỉ làm việc theo diện hợp đồng tạm bợ. Năm 2012, Sở Tài chính tuyển 2 vị trí nhưng họ chỉ được ký hợp đồng từng năm. “Chấp nhận về địa phương làm việc nhưng không biết lúc nào mới vào biên chế thì khó mà hấp dẫn được người tài” - ông Thuynh lo ngại.
Đất lành chim đậu
Tại Đà Nẵng, sau khi tách tỉnh, lãnh đạo TP đã đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về làm việc. Nhờ vậy mà 15 năm qua, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 1.000 cán bộ, công chức chất lượng cao.
Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết những người có học hàm, học vị tự nguyện đến làm việc lâu dài tại TP đều được hỗ trợ một lần với mức tiền tương ứng với bằng cấp đang có. Ngoài ra, người tài còn được đãi ngộ về tiền lương, được trợ cấp hằng tháng trong 5 năm, được thuê nhà chung cư giá rẻ và chú trọng cơ hội thăng tiến…
Theo ông Ngữ, Đà Nẵng hiện có trên 20% cán bộ, công chức là những người thuộc diện thu hút nhân tài, gồm 13 tiến sĩ; 224 thạc sĩ, 806 sinh viên tốt nghiệp ĐH loại khá - giỏi. Khảo sát của Sở Nội vụ TP công bố tại hội thảo tổng kết 15 năm thực hiện chính sách thu hút nhân tài tổ chức vào tháng 4-2013 cho thấy những người này đều có kiến thức chuyên môn và kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển của TP.
Trong số những nhân tài được mời gọi về Đà Nẵng, nhiều người đang giữ các chức vụ lãnh đạo ở sở, ban, ngành TP, như: TS Hồ Kỳ Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP; TS Nguyễn Phú Thái, Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng, TS Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP...
TS Nguyễn Hoàng Cẩm cho biết đầu năm 2006, đang làm việc tại một công ty với mức lương khá cao nhưng cảm nhận cách “chiêu hiền đãi sĩ” nhiệt tâm của lãnh đạo Đà Nẵng, ông bèn về đầu quân dù với mức lương thấp hơn. Theo ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, trong 5 năm qua, TP luôn dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) là nhờ sự đóng góp rất lớn của TS Cẩm.
Trong khi đó, về Đà Nẵng công tác, TS Nguyễn Phú Thái đã tư vấn cho lãnh đạo TP nhiều chiến lược tìm kiếm nhân tài từ nguồn lực địa phương. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức ở Đà Nẵng ngày càng trẻ hóa và năng lực làm việc hiệu quả.
Điều kiện hạn chế Theo ông Lưu Tấn Lại, Trưởng Phòng Công chức - Viên chức Sở Nội vụ Quảng Nam, từ năm 2008, UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút người tài. Theo đó, người được tuyển dụng vào công chức, viên chức không cần qua thi tuyển, được bố trí làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường. Sau 2 năm công tác, ai có nguyện vọng và đủ điều kiện đào tạo ở trình độ cao hơn thì được xem xét cử đi học, được hưởng các chế độ hỗ trợ... Tuy vậy, từ năm 2008 đến 2012, Quảng Nam thu hút không được bao nhiêu nhân tài, chỉ 32 người trình độ thạc sĩ - chủ yếu công tác ở Trường ĐH Quảng Nam. Theo ông Lại, sở dĩ con số này còn khiêm tốn là vì các điều kiện thu hút người tài ở Quảng Nam còn hạn chế. |
Bình luận (0)