xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thay đổi là chết!

Lưu Nhi Dũ

Công tác giảng dạy ĐH ở nước ta có nhiều vấn đề, đặc biệt bất cập về chất lượng giảng viên.Trước hơn 300 hiệu trưởng các trường ĐH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ thừa nhận như vậy tại hội nghị “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH” tổ chức hôm 7-1 ở Đà Nẵng.

Theo Bộ trưởng Nhạ, toàn hệ thống giáo dục ĐH chỉ có 17% giảng viên có trình độ tiến sĩ, dạy ĐH mà như dạy phổ thông cấp 4 thì lấy đâu ra chất lượng. Học phí trung bình chỉ 600 USD/sinh viên/năm thì khó đòi hỏi có chất lượng. Về cơ sở vật chất, nhiều trường còn phải đi thuê chỗ dạy, có trường trông như cái nhà kho, làm sao sáng tạo được khi phần lớn phải học chay!

Một số hiệu trưởng cũng xác nhận chất lượng đào tạo ở bậc ĐH đang đi xuống khi mà nhiều chương trình cũ kỹ, ít có chuyển giao công nghệ, ít được đầu tư, đào tạo không theo nhu cầu của xã hội…

Những nguyên nhân làm cho thực trạng giáo dục ĐH không tiến mà còn lùi có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT khi suốt thời kỳ dài liên tục cho ra đời quá nhiều trường ĐH. Có sinh nhưng không có dưỡng. Sinh ra những loại trường dễ kiếm lời, dễ tổ chức dạy và học mà không cần phải đầu tư nhiều, đặc biệt các ngành khoa học xã hội. Rất ít nhà đầu tư dám mở trường ĐH kỹ thuật vì ngại đầu tư lớn.

Thực trạng đó làm cho số lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp ngày càng nhiều. Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2017, tỉ lệ lao động thất nghiệp sẽ ở mức khoảng 1,1 triệu người. Số lao động có trình độ ĐH thất nghiệp sẽ tăng hơn 200.000 người, cộng với 431.000 lao động đã qua đào tạo bị thất nghiệp tồn đọng từ năm 2016, làm cho tình trạng thất nghiệp thêm gay gắt.

Một số hiệu trưởng đề nghị không được tiếp tục mở trường ĐH ồ ạt, quy hoạch lại hệ thống đào tạo ĐH. Để tập trung nâng cao chất lượng như ngành sư phạm chỉ nên để 2 trường ở Hà Nội và TP HCM, hạn chế các ngành xã hội nhân văn đang tuyển sinh ồ ạt, trường nào kém chất lượng thì nên "khai tử" chứ không để “chết lâm sàng” quá lâu…

GS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội, cho rằng để vực dậy nền ĐH, điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ nhận thức trường ĐH phải là nơi đầu tiên chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Hiện cả nước mới có 20 trường ĐH được kiểm định nhưng kết quả kiểm định cho thấy bức tranh giáo dục ĐH còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Trước sự trì trệ của giáo dục ĐH, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kêu gọi phải thay đổi mô hình quản trị ĐH. “Không thay đổi là chết” - bộ trưởng nhấn mạnh. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh cơ chế chính sách trong quản lý ĐH, quy hoạch và rà soát mạng lưới. Trước hết là cho kiểm định các trường. Những trường nào xét thấy không trụ nổi thì nên“khai tử”.

Một vấn đề khác là xây dựng cơ chế tự chủ cho ĐH, để trường ĐH chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây lại là một con đường chông gai và gian nan. Tất cả cho thấy giáo dục ĐH đang ngổn ngang trăm mối, đang chờ bàn tay của Bộ GD-ĐT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo