xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể bỏ!

THANH VÂN - HỒNG ÁNH - TRẦN THƯỜNG

Sau khi xoay xở nhiều cách như bán bảo hiểm, card điện thoại, nhận chuyển lương... không hiệu quả, nhiều tỉnh lên kế hoạch chuyển đổi công năng bưu điện văn hóa xã để tránh lãng phí nhưng không có mấy tín hiệu lạc quan

Theo lãnh đạo các địa phương cũng như ngành bưu điện thì mô hình bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) đã hình thành cách nay hơn 10 năm. Khi đó, nó là kênh thông tin hiệu quả để thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, rất khó để duy trì mô hình này nhưng cũng không thể bỏ.

Đua nhau nghỉ việc

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 110 điểm BĐVHX. Trong đó có 7 điểm đã ngừng hoạt động, hơn 100 điểm còn lại cũng đang hoạt động cầm chừng. Có những điểm doanh thu mỗi tháng chỉ vài trăm ngàn đồng. Trong khi số tiền hỗ trợ cho mỗi nhân viên theo quy định chung là 650.000 đồng/tháng.

Dù đã hơn 13 giờ, có khách đến nhưng Bưu điện Văn hóa xã Vĩnh Điều vẫn đóng cửa 
						         Ảnh: THANH VÂN
Dù đã hơn 13 giờ, có khách đến nhưng Bưu điện Văn hóa xã Vĩnh Điều vẫn đóng cửa Ảnh: THANH VÂN

650.000 đồng cũng là tiền lương trung bình mà nhân viên của 50 BĐVHX ở tỉnh Phú Yên nhận được mỗi tháng. Với mức thu nhập quá bèo như vậy, ông Lê Văn Chương, Giám đốc Bưu điện tỉnh Phú Yên, cho biết nhiều người đã không thể trụ được. Vì vậy, trong 3 năm qua, nếu như cả nước có hơn 5.000 nhân viên bưu điện nghỉ việc thì tỉnh Phú Yên đã có 80 người. Trong đó, nhân viên BĐVHX chiếm đa số.

Ông Nguyễn Hữu Kiệt, chuyên viên tổng hợp Bưu điện tỉnh Quảng Nam, cho biết BĐVHX ế ẩm là thực trạng không của riêng ai. Từ năm 2008, khi bưu chính chuyển sang kinh doanh, hạch toán độc lập, do thua lỗ liên tục nên hoạt động kinh doanh của tuyến BĐVHX gần như đi vào ngõ cụt. Ngoài chuyện kinh doanh thua lỗ, thiếu kinh phí để bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, ngành bưu điện còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ chân người lao động do lương quá thấp.

Những nỗ lực khó thành

Theo ông Chương, mặc dù Chính phủ đưa ra gói cung ứng dịch vụ công ích như chi trả lương hưu, bảo hiểm… qua bưu điện mà Phú Yên là một trong 4 tỉnh cả nước được chọn làm điểm nhưng vẫn không vực dậy được hiệu quả hoạt động của BĐVHX. Hiện ngành bưu chính tỉnh này còn nhận thêm dự án “Nâng cao năng lực sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ hay “Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi vùng sâu, vùng xa” nhưng không ai dám tin hoạt động của BĐVHX sẽ hiệu quả hơn.

Bưu điện Văn hóa xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh) luôn trong tình trạng vắng khách 
Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Bưu điện Văn hóa xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh) luôn trong tình trạng vắng khách Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Còn ở Quảng Nam, ông Trần Văn Địch, giám đốc bưu điện tỉnh này, cho biết từ năm 2012, ngành đã có nhiều nỗ lực duy trì hoạt động của BĐVHX trong khả năng hiện có, như: bán bảo hiểm, thu cước viễn thông, phát hành báo chí, bán văn phòng phẩm,... Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ nên hiệu quả không đáng kể. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam đang xây dựng đề án thành lập BĐVHX thành trung tâm thông tin cộng đồng. Đây sẽ là nơi người dân đến truy cập thông tin qua internet, sách báo cũng như giao lưu, sinh hoạt... Tuy nhiên, hiện nguồn kinh phí thực hiện vẫn chưa có.

Cùng quan điểm trên, ông Hồ Việt Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhận định tình trạng các BĐVHX hoạt động kém hiệu quả do người dân không có nhu cầu. Trong thời gian này, giải pháp tốt nhất để hạn chế lãng phí là thực hiện hình thức tích hợp giữa nhà văn hóa, bưu điện văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng.

Dù nhiều giải pháp cứu BĐVHX đã, đang và sẽ được thực hiện nhưng hiệu quả thế nào thì không ai dám khẳng định. Ông Nguyễn Khắc Thành, Giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Tháp, băn khoăn: “Khó khăn rất nhiều nhưng ngành vẫn phải cố gắng duy trì các điểm BĐVHX để phục vụ hành chính công. Cái khó nhất hiện nay vẫn là bài toán về cải thiện thu nhập cho nhân viên”.

Còn theo ông Trần Văn Địch, việc duy trì BĐVHX vẫn rất cần thiết, phục vụ tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Do đó, cần phải nhìn nhận BĐVHX là đơn vị phục vụ công ích chứ không phải là địa chỉ kinh doanh nên không thể tính đến chuyện lỗ hay lãi mà phải tính đến việc phục vụ lợi ích cho cộng đồng. “Chúng tôi đã đề xuất các cấp ban, ngành có phương án hỗ trợ cần thiết để duy trì hoạt động của BĐVHX. Nếu cứ tiếp tục để ngành bưu điện tự gánh lấy thì sẽ có lúc chúng tôi bị đuối sức” - ông Địch nói. 

“Theo lộ trình cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của Chính phủ, nhà nước sẽ cắt giảm dần mức trợ cấp bưu chính công ích và từ năm 2014 sẽ không còn trợ cấp. Bưu điện sẽ phải tự bù đắp chi phí hoạt động nên các BĐVHX sẽ còn khó khăn hơn” - ông Lê Văn Chương, Giám đốc Bưu điện tỉnh Phú Yên, cho biết.

 

 

Đã ế còn đi trễ về sớm

Theo phản ánh của một số người dân ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, BĐVHX ở đây đóng, mở cửa rất thất thường. Dù ở cửa chính có ghi thời gian đóng và mở hằng ngày của nhân viên phục vụ là sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ nhưng thường 8-9 giờ, nhân viên ở đây mới có mặt, tuy nhiên mới mở cửa được khoảng 1 giờ đã đóng cửa ra về. Chìa khóa cửa của bưu điện được làm thành 2 chiếc. Trong đó, 1 chiếc giao cho bưu tá mỗi khi đến giao thư hoặc bưu kiện, còn chiếc thứ hai được người trực máy phát điện giữ. Cách làm này đã được áp dụng từ lâu nay để tránh trường hợp trong giờ hành chính mà vắng nhân viên quản lý bưu điện.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo