xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm cho đất nước vững mạnh

Kinh Kha thực hiện

TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế, có ý kiến sau khi Trung Quốc thông báo đưa thêm giàn khoan vào biển Đông

Phóng viên: Thưa ông, việc Trung Quốc thông báo đưa giàn khoan số 9 vào biển Đông ở thời điểm này nói lên điều gì?

img

- TS Nguyễn Ngọc Trường: Trung Quốc loan tin đưa giàn khoan thứ 2 (sau giàn khoan trái phép Hải Dương 981) vào biển Đông trong lúc Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đang có mặt ở Hà Nội. Vậy là họ thực hiện phương châm: Đánh cứ đánh, đàm cứ đàm, hòa cứ hòa.

Điều đó cho thấy Trung Quốc bước vào giai đoạn mới, tích cực lấn chiếm biển Đông, tích cực khai thác biển Đông. Trung Quốc ít nói hơn trước về “vùng nước lịch sử”. Mục tiêu giai đoạn mới là chiếm hữu trên thực tế, khai thác trên thực địa.

Đưa giàn khoan vào tất nhiên là để thăm dò và khai thác dầu khí nhưng cùng với dầu khí là thực hiện mục tiêu chiếm hữu vùng biển tranh chấp, hiện thực hóa đường lưỡi bò để độc chiếm biển Đông.

Vì sao trong một thời gian ngắn mà Trung Quốc tung ra hàng loạt động thái gây hấn trên biển Đông?

- Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông, trở thành “cường quốc biển” bằng bất cứ giá nào, không từ thủ đoạn nào.

Đưa các giàn khoan vào hoạt động ở biển Đông là một phần của chiến lược nêu trên. Việc xây dựng đảo nhân tạo ở vùng Gạc Ma, Chữ Thập còn đi xa hơn thế: Tiến tới thiết lập vùng nhận dạng bay (ADIZ) ở biển Đông, khống chế biển Đông, thiết lập “trật tự Trung Hoa” tại biển Đông.

Lúc này, chúng ta cần làm gì và kêu gọi thế giới làm gì, thưa ông?

- Phải đổi mới nhận thức và hành động, thực hiện mấy nhiệm vụ chính:

Một là, bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của nước ta. Xây dựng một hạm đội thực thi nhiệm vụ mạnh có thể bảo vệ các quyền lợi biển của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).

Hai là, bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực là công việc của tất cả các nước liên quan. Vì vậy, phải tích cực hợp tác quốc tế cùng các bên hữu quan để bảo vệ an ninh khu vực, an ninh hàng hải và quyền tự do lưu thông trên biển, trên không. Qua đây, tập hợp lực lượng đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta và các bên liên quan.

Ba là, tình hình biển Đông và quan hệ Việt - Trung đã bước qua giai đoạn mới. Ta cần thiết lập lại các quan hệ này. Để tập hợp lực lượng mới, cần đổi mới tư duy về bạn - thù, đối tượng - đối tác.

Bốn là, không để các hành động gây hấn ngày càng phức tạp và gây hấn của Trung Quốc làm rối loạn bàn cờ chiến lược phát triển của ta. Ta cần có cách tiếp cận, phương châm xử thế và hành động lâu dài. Với Trung Quốc, ta tranh chấp cứ tranh chấp, đấu tranh cứ đấu tranh, đàm phán cứ đàm phán, hợp tác cứ hợp tác.

Cuối cùng, ta phải sắp xếp lại căn nhà kinh tế của mình. Yêu nước bây giờ chính là góp sức làm cho đất nước vững mạnh, tăng cường thực lực quốc gia. Quốc gia phải mạnh thì người khác mới tôn trọng ta.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo