xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ quyền tự do báo chí

Thế Dũng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên nghe và cho ý kiến dự án Luật Báo chí (sửa đổi) hôm 17-9

Trình bày tờ trình của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết: Thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại, bất cập. Vì vậy, Luật Báo chí cần được sửa đổi, bổ sung toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới.

Trường đại học, bệnh viện... được lập cơ quan báo chí

Điểm mới của dự luật là mở rộng và quy định cụ thể đối tượng được thành lập cơ quan báo chí. Đó là “cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan trung ương của các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; học viện, viện nghiên cứu, trường đại học và bệnh viện công lập”. Đáng chú ý, “các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước” cũng được thành lập cơ quan báo chí. “Sự mở rộng này là phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội” - ông Son nhấn mạnh.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - ông Phan Trung Lý - cho rằng dự Luật Báo chí sửa đổi chưa thể hiện rõ việc công dân được bảo đảm quyền tự do báo chí Ảnh: TTXVN
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - ông Phan Trung Lý - cho rằng dự Luật Báo chí sửa đổi chưa thể hiện rõ việc công dân được bảo đảm quyền tự do báo chí Ảnh: TTXVN

 

Thay mặt cơ quan thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - ông Đào Trọng Thi - cho rằng trong quy định về những cơ sở khoa học, giáo dục, y tế, kinh tế được thành lập cơ quan báo chí, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các đơn vị công lập và ngoài công lập, giữa các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. Quan điểm của cơ quan thẩm tra là các cơ sở nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học không phân biệt công lập hay ngoài công lập đều cần được thành lập tạp chí khoa học để công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của mình.

Ai có quyền tự do báo chí, ai được tự do ngôn luận?

GS Đào Trọng Thi nêu điểm mới của dự luật là bổ sung một chương quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí theo tinh thần Hiến pháp 2013 - “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…”. Tuy nhiên, dự luật lại phân biệt quyền tự do báo chí dành cho cơ quan báo chí và nhà báo, còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí thì dành cho công dân. Đây là bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, tên điều 11 (quyền tự do báo chí) của dự luật quá rộng, dường như muốn bao quát toàn bộ nội dung quy định của Hiến pháp về quyền tự do báo chí nhưng lại không chỉ rõ quyền này của ai, còn nội dung của điều 11 cũng chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của quyền này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - ông Phan Trung Lý - nhìn nhận quyền tự do ngôn luận trên báo chí và tự do báo chí được hiến định song dự thảo luật chỉ đi sâu vào nghề làm báo và để quản lý báo chí, còn việc làm sao để công dân được bảo đảm quyền tự do báo chí của mình thì chưa thể hiện rõ.

Đồng tình, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu lập luận: “Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí là vấn đề lớn. Nếu hiểu đây là 2 phạm trù khác nhau và gắn với chủ thể khác nhau là không đúng. Cần xác định rõ lại nội hàm để quy định cho đúng với tinh thần Hiến pháp cũng như công ước quốc tế”.

Cơ quan quản lý cần tránh can thiệp quá sâu

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) quy định đến 9 nội dung cấp giấy phép và 4 nội dung phải thông báo với sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Ông Đào Trọng Thi đánh giá quy định như vậy làm tăng thủ tục hành chính, giảm tính chủ động của cơ quan báo chí, hạn chế quyền tự do báo chí. “Cần rà soát lại các quy định về giấy phép và thủ tục thông báo, tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan báo chí, tăng quyền tự chủ cho các cơ quan báo chí, tạo điều kiện để cơ quan báo chí hoạt động sáng tạo và chủ động phù hợp với năng lực và chiến lược phát triển” - ông Thi đề nghị.

Điều 10 dự luật bổ sung những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí. Cơ quan thẩm tra cho rằng quy định về những nội dung và hành vi bị cấm sẽ hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nên cần quy định cụ thể, minh bạch ngay trong luật theo quy định tại khoản 2, điều 14 Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, điểm i, khoản 2 và khoản 3 lại ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật là không phù hợp.

 

Loạn phí, thủ tục làm khổ bệnh nhân

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH nhất trí việc ban hành nghị định về quản lý trang thiết bị y tế là cấp thiết bởi hiện còn thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh và các vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh, sử dụng thiết bị y tế. Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề: “Dự thảo nghị định rất hoành tráng, có khoảng 44 điều liên quan hành chính và thủ tục giấy tờ. Rất nhiều điều kiện và còn nhiêu khê hơn Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh, liệu bộ - sở có làm nổi?”.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng nghị định phải nêu rõ điều kiện chứ không phải đụng cái gì cũng phải xin phép, nộp phí. Hậu quả là đổ hết lên đầu bệnh nhân, đáng 100.000 đồng phải trả 300.000 đồng vì giá máy móc đắt và nhà nước cũng thiệt. “Quy định vậy người ta cựa quậy thế nào, rồi có khi hàng lậu lại vào. Thuốc đã bao chuyện rồi, bệnh viện, bác sĩ trở thành tiếp thị bán thuốc..., giờ trang thiết bị thì cũng kéo đến sở, bộ hết thì có dẫn đến tiêu cực không?”- Chủ tịch QH lo ngại.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo