xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lần đầu tiên viết hoa chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp

Tin - ảnh: Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Lần đầu tiên Hiến pháp viết hoa chữ “Nhân dân” nhằm khẳng định bản chất nhà nước do dân, vì dân và tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý nêu rõ trong buổi họp báo về Hiến pháp được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lệnh công bố.

Sáng nay 9-12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam và Nghị quyết Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam.

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết kết quả thông qua Hiến pháp của Quốc hội cho thấy sự đánh giá của Quốc hội, của nhân dân đối với sự chuẩn bị dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp lần này thông qua với tuyệt đại đa số là kết quả ý Đảng, lòng dân.

"Lần đầu tiên trong Hiến pháp, chúng ta viết hoa chữ “Nhân dân”. Lần này chúng ta tiếp tục nâng lên một bước vai trò của Nhân dân rõ hơn. Bản Hiến pháp trước hết khẳng định chủ quyền của Nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và làm rõ hơn nguyên tắc tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân" - ông Phan Trung Lý nói.

Theo nội dung Hiến pháp, bản Hiến pháp mới quy định cụ thể hơn các phương thức để Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp 1992.

img
Buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp

Hiến pháp làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới 25 năm qua ở nước ta, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Ông Phan Trung Lý cũng tập trung nhấn mạnh đến quyền con người trong Hiến pháp. Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội phân tích: “Quyền con người được đưa từ chương 5 lên chương 2. Trong Hiến pháp, chế độ chính trị quan trọng nhất, sau đó đến quyền con người. Chúng ta chấp nhận khái niệm quyền con người, chấp nhận quyền thể hiện quyền con người trong hiến pháp bằng những quy định cụ thể. Đây là một bước tiến rất lớn”.

Giải thích về Điều 10 Hiến pháp quy định về Công đoàn, ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, cho rằng đây là tổ chức gắn với nền tảng chính trị của nước ta. Mô hình giai cấp công nhân là nền tảng, tiên tiến, dẫn dắt nên có vị thế đặc biệt hơn nên quy định thành điều riêng.

Để có căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp mới, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định rõ thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua. Thời điểm  Hiến pháp mới có hiệu lực là ngày 1-1-2014.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo