xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng lụa Mã Châu bên bờ phá sản

Gia Tĩnh - Trường Sách

Từ một quê lụa lừng danh với 70% dân số sống bằng nghề ươm tơ, từng có 3.000 khung dệt, giải quyết việc làm cho 1.800 lao động địa phương, nay làng nghề Mã Châu (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) teo tóp dần

img

Chị Nguyễn Thị Thọ, một trong số rất ít người của làng nghề Mã Châu còn theo nghề dệt lụa. Ảnh: G.Tĩnh


Qua 400 năm lưu giữ nghề truyền thống là ươm tơ dệt lụa, đến năm 2005, Mã Châu được công nhận “Làng nghề truyền thống”. Đây là một trong ba làng nghề của tỉnh Quảng Nam được chọn vào năm lễ hội quốc gia.


Chỉ còn 15/1.000 khung cửi hoạt động


Tuy nhiên, sau hơn 4 thế kỷ, tiếng thoi làng dệt thưa dần. Từ những năm cuối thế kỷ 20, vì khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ, nhiều hộ dệt lụa ở làng nghề đã chuyển sang dệt vải. HTX Mã Châu cũng chuyển đổi tương tự. Theo ông Nguyễn Thùy (81 tuổi) và ông Nguyễn Sang (72 tuổi) - hai nghệ nhân của làng - vào thời kỳ Mã Châu còn hưng thịnh, cả làng có trên 30 ha đất trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, tự cung nguồn tơ cho các hộ dệt ở địa phương. Đến nay, diện tích đất trồng dâu còn không tới 2 ha. Cả làng nghề Mã Châu hiện nay chỉ còn 15/1.000 khung dệt lụa chạy cầm chừng. Chị Nguyễn Thị Thọ, một chủ hộ dệt ở làng, ngán ngẩm nói: “Chạy cầm cự rứa thôi, có thể ngưng hẳn bất cứ khi nào”. Cơ sở ươm tơ của làng thì đang bỏ phế. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất tơ tại chỗ rất cao nên giá thành sản phẩm đắt, không thể cạnh tranh nổi với tơ Trung Quốc rẻ hơn nhiều lần.


Ông Trần Hữu Phương, Chủ nhiệm HTX Mã Châu, cho biết: “Giá mỗi ký sợi polyester là 30.000 đồng, giá sợi bông 40.000 đồng, còn sợi tơ tằm đến 800.000 đồng. Đắt như vậy nên đầu ra khó khăn. Ngoài ra, việc trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén còn phải phụ thuộc vào... thời tiết”.


Làm du lịch cũng thất bại


Nằm trong tỉnh có “một điểm đến - hai di sản” trên tuyến đường từ phố cổ Hội An đi di tích Mỹ Sơn, Mã Châu có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề rất lớn. Chính quyền địa phương cũng đã từng đầu tư vốn và gắn kết phát triển làng nghề với du lịch nhưng không mang lại hiệu quả. Theo ông Trần Hữu Phương, do khu vực nuôi tằm để lấy kén rất “kỵ” người lạ, nếu có mùi lạ thì tằm sẽ bỏ ăn, dễ chết nên các hộ dệt không chịu đón du khách viếng thăm. Ngoài ra, du khách thường đòi vào khung dệt thử, chỉ cần một thao tác sai xem như tấm lụa đó bị hỏng, phải bỏ. Vì vậy, dân làng nghề không thiết tha với việc kết hợp và phát triển du lịch. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo