xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãng phí... rác

Bài và ảnh: Minh Khanh

Từ lâu, thế giới đã nhận định rác không phải loại phế thải mà là một dạng tài nguyên với nhiều phương án xử lý kiêm tái chế

Việt Nam vẫn đang sử dụng chủ yếu là công nghệ chôn lấp rác lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ người dân chặn xe rác và bao vây phản đối các nhà máy xử lý rác hoặc các bãi chôn lấp.

Tốn đất, gây ô nhiễm

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, chất thải rắn đô thị phát sinh hiện nay khoảng 11,5 triệu tấn/năm, chiếm phân nửa lượng rác thải cả nước. Dự báo đến năm 2020, lượng chất thải rắn đô thị tăng lên 30 triệu tấn/năm và năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Thế nhưng, chỉ có 26 nhà máy xử lý rác tập trung tại các đô thị với tổng công suất thiết kế trên 6.000 tấn/ngày.

Như vậy, chỉ 20% lượng rác thải đô thị được thu gom, xử lý đúng nghĩa. Công nghệ chủ yếu của các nhà máy này vẫn là chôn lấp và ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như chiếm diện tích lớn, nước rỉ rác ngấm vào nước ngầm và đất…, kể cả dùng phương pháp tiên tiến nhất. Chỉ một lượng rất ít rác thải được tái chế, chủ yếu là làm phân vi sinh và viên nhiên liệu. Vì thế, đã đến lúc thay thế bằng công nghệ tiên tiến khác.

Mỗi ngày, khoảng 600 tấn rác thải của TP HCM được xử lý tại Nhà máy Xử lý chất thải rắn đô thị Vietstar
Mỗi ngày, khoảng 600 tấn rác thải của TP HCM được xử lý tại Nhà máy Xử lý chất thải rắn đô thị Vietstar

Ngoài ra, cả nước còn có 458 bãi chôn lấp nhưng chỉ 121 bãi hợp vệ sinh (tỉ lệ 26%). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng thực ra đây chỉ là những bãi đổ rác, không được quy hoạch và xây dựng theo các tiêu chuẩn của các bãi chôn lấp đúng nghĩa như: không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, nằm quá gần khu dân cư

Theo ông Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt thì thế giới không xem rác là phế thải mà như một loại tài nguyên: đốt rác phát điện, ủ rác tạo phân vi sinh, cracking nhựa thải lấy dầu… Thế nhưng, tại Việt Nam, rác thải lại là vấn đề gây nhiều bức xúc.

“Chúng ta đã chi nhiều ngàn tỉ đồng cho vấn đề xử lý rác thải nhưng kết quả thì ngược lại, thậm chí có nơi không chôn lấp hợp vệ sinh. Người dân tỉnh Vĩnh Phúc đã từng rất bức xúc vì bãi rác tập trung nên cắm trại ngăn chặn các phương tiện vào đổ rác” - ông Lạng dẫn chứng.

Rào cản chính sách

Ông Vũ Công Hòa, Chủ nhiệm HTX Bao bì và Cơ khí Phương Nam, khẳng định các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đầu tư lắp đặt các dây chuyền xử lý, tái chế rác thải. Theo ông Hòa, để đầu tư một nhà máy công suất 200 tấn, chỉ cần 50-60 tỉ đồng, trong khi các công nghệ nước ngoài giá quá cao, phải hàng trăm tỉ đồng trở lên.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện không được rộng cửa đầu tư vì nhiều vướng mắc, trong đó có sự bất cập về thủ tục, giá xử lý... Quyết định 322/2012 của Bộ Xây dựng về suất vốn đầu tư và mức xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định mức giá xử lý tỉ lệ thuận với công nghệ: công nghệ cao, giá xử lý cao. Trong đó, mức giá cao nhất là 410.000 đồng/tấn, áp dụng cho các nhà máy sử dụng công nghệ đốt.

Dù vậy, chi phí xử lý rác hiện nay không thống nhất, thậm chí chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp và giữa các địa phương. Đơn cử, giá xử lý ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là 215.000 đồng/tấn, Bình Dương là 165.000 đồng/tấn, Đà Nẵng khoảng 170.000 đồng/tấn; riêng TP HCM có nơi 260.000 đồng/tấn, có nơi 410.000 đồng/tấn nhưng lại là công nghệ chôn lấp chứ không phải đốt…

Tại TP HCM, năm 2006, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị đã đầu tư hệ thống dẫn khí gas từ bãi chôn lấp rác thải Gò Cát để phát điện. Công nghệ này từng được đánh giá cao và mong đợi sẽ thúc đẩy công nghệ tái chế rác thải, tận dụng tài nguyên cho TP.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị, cho biết hệ thống chỉ hoạt động cầm chừng vì giá thu mua điện từ Tổng Công ty Điện lực TP HCM quá thấp nên không đủ trang trải chi phí vận hành, bảo dưỡng.

 

Xuất hiện lợi ích nhóm?

Ông Nguyễn Văn Lạng cho rằng trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đã manh nha hình thành lợi ích nhóm. Điều đó thể hiện qua tình trạng không công bằng trong giá xử lý rác thải: doanh nghiệp xử lý công nghệ thấp thì giá cao, doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao thì giá thấp.

“Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường hứa hẹn sẽ tái chế rác thải thành nhiều sản phẩm, chỉ chôn lấp rất ít nhưng thực tế đi vào vận hành thì ngược lại, tỉ lệ chôn lấp đến 70%-80%, thậm chí đến 90%. Vì thế, Chính phủ nên giao một bộ hoặc liên bộ khảo sát về công nghệ xử lý, tùy theo đầu vào - đầu ra của rác thải để làm căn cứ tính giá thành xử lý. Công nghệ nào càng giảm diện tích chôn lấp thì càng tăng giá thành” - ông Lạng đề xuất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo