xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỗ hổng giám sát

Luật sư Huỳnh Thế Tân

Là người bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai trong kỳ án vườn mít, qua theo dõi vụ oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, từ thực tiễn đối chiếu hoạt động tố tụng của 2 vụ án này, tôi nhận thấy có rất nhiều điểm cần bàn, trong đó mấu chốt là cơ chế giám sát.

Trong 2 vụ án, hoạt động của 2 cơ quan điều tra và kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong điều tra, xét xử hầu như không có sự phối hợp ngay từ đầu. Cả 2 vụ đều là án truy xét - bắt giữ, điều tra, truy tố theo tố cáo của người khác nên việc chấp hành pháp luật tố tụng trong giai đoạn điều tra ban đầu và giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng đó ngay từ đầu giữ vai trò hết sức quan trọng.
 
Thế nhưng, thực tế của cả 2 vụ án cho thấy hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra ngay từ đầu (tố cáo, bắt giữ, lấy lời khai) hầu như không thể hiện. Tại sao với 1 vụ tai nạn giao thông gây chết người, đại diện cơ quan kiểm sát đều có mặt từ khi CSGT xuất hiện ở hiện trường nhưng ở các vụ án truy xét lại không có sự tham gia của bên kiểm sát từ khi người tố cáo cung cấp lời khai ban đầu? Tại sao cáo trạng truy tố bị can để đưa ra xét xử hầu như không khác gì với kết luận điều tra?
Trong thực tiễn giải quyết các án hình sự, người viết bài này nhận thấy không hề có tài liệu nào chứng minh sự phối hợp làm việc giữa 2 cơ quan này. Càng không hề có tài liệu nào thể hiện vai trò giám sát - phản biện của cơ quan hữu trách và trách nhiệm giám sát việc tuân thủ pháp luật.
 
Nên chăng, trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự, cần quy định buộc phải có, ban hành và lưu giữ, xuất trình các tài liệu chứng minh quá trình phối hợp, phản biện giữa cơ quan điều tra và cơ quan kiểm sát. Để tránh oan sai, cũng cần phải thực hiện cơ chế giám sát thích hợp để nội dung giám sát và phản biện buộc phải có, buộc phải được công khai trong phạm vi những người tiến hành và tham gia tố tụng. Yêu cầu này không đi ra ngoài phạm vi pháp luật tố tụng hình sự hiện nay.

Từ trước tới nay, cơ chế giám sát mới chỉ được quy định chung chung, định tính là “bảo đảm việc tuân thủ pháp luật” nhưng không định lượng là phải có tài liệu gì và làm gì thể hiện việc phải phản biện lẫn nhau. Cũng chưa hề có cơ chế chi tiết (được thể hiện bằng văn bản) các kết quả làm việc giữa 2 cơ quan điều tra và kiểm sát trong hồ sơ một vụ án cụ thể. Nếu có sự thể hiện vật chất của cơ chế đó, việc xét xử của tòa án sẽ thật sự bảo đảm được cơ chế tranh tụng giữa cơ quan công tố với bị cáo và người bào chữa cho bị cáo. HĐXX chỉ điều khiển phiên tòa, lắng nghe và đối chiếu với pháp luật để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Khó có thể đưa ra hết mọi vấn đề nhằm tiến tới hạn chế oan sai do chủ quan nhưng với sự công khai các yếu tố vật chất của cơ chế giám sát chí ít cũng sẽ giúp làm giảm bớt hiện tượng án tồn đọng, đồng thời việc quy trách nhiệm của người, bộ phận và cơ quan làm sai sẽ rất rõ ràng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo