xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo mất nhiều hơn được

Phạm Ngọc

Số tiền đầu tư hàng trăm triệu USD cho ASIAD 2019 phải được xã hội hóa, nếu không sẽ trở thành gánh nặng rất lớn cho ngân sách nhà nước

Trong phiên giải trình của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Hoàng Tuấn Anh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 18-3, vấn đề nóng nhất được các đại biểu quan tâm là ngân sách đầu tư cho Á vận hội lần thứ 18 (ASIAD 18) vào năm 2019. Con số 150 triệu USD mà Bộ VH-TT-DL dự trù mới chỉ là kinh phí tổ chức bởi theo đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, toàn bộ kinh phí để nâng cấp cơ sở thi đấu, đầu tư đào tạo VĐV sẽ ngốn gấp đôi con số ấy!

Vẫn là ASIAD “rẻ nhất” nhưng…

GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, người chủ trì phiên giải trình - cho rằng: “Ủy ban yêu cầu Bộ VH-TT-DL phải có đề án tổng thể và chuẩn bị chi tiết hơn những vấn đề còn chưa rõ xung quanh kinh phí tổ chức, xác định rõ các nguồn ngân sách của trung ương, địa phương, nguồn nào đầu tư trực tiếp vào công tác tổ chức, nguồn nào đầu tư gián tiếp vừa phục vụ đại hội vừa để phát triển hạ tầng… Dù Bộ VH-TT-DL khẳng định Việt Nam là nước đầu tư thấp nhất, tiết kiệm nhất cho ASIAD 18 nhưng trong bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, chúng tôi vẫn đề nghị phải tính toán cụ thể, chi tiết để đưa ra những phương án đầu tư vừa hiệu quả vừa tiết kiệm hơn nữa”.

VĐV Việt Nam phấn đấu giành từ 10-12 HCV ở ASIAD 18 vào năm 2019 Ảnh: Tuấn Vũ
VĐV Việt Nam phấn đấu giành từ 10-12 HCV ở ASIAD 18 vào năm 2019 Ảnh: Tuấn Vũ

Bộ VH-TT-DL và ngành thể thao đang muốn thuyết phục dư luận, Chính phủ và Quốc hội về khoản kinh phí hợp lý tổ chức ASIAD để Việt Nam vẫn thu lại được rất nhiều lợi ích, nâng cao vị thế, uy tín. Kể cả kinh phí thực tế mà ngân sách phải gánh lên tới 300 triệu USD, đó vẫn là con số tiết kiệm hơn rất nhiều so với các nước chủ nhà gần nhất đã bỏ ra để đăng cai. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng: “Chúng ta tiết kiệm được rất lớn vì có thể tận dụng cơ sở vật chất, hệ thống nhà thi đấu hiện có và chỉ phải xây mới khoảng 20% nữa. Tất nhiên, số đã có phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn quốc tế”.

Khó rút lui

Theo ông Đào Trọng Thi, ở phiên giải trình, không hề đề cập việc Việt Nam rút lui, xin không đăng cai ASIAD. “Vấn đề quan trọng lúc này là giám sát việc phân bổ nguồn lực tài chính, giám sát đầu tư một cách chặt chẽ, hiệu quả để tổ chức ASIAD thành công, tiết kiệm” - ông Thi nói.

Trong khi đó, ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nhận định nếu rút lui, Việt Nam sẽ mất rất nhiều và không bao giờ có cơ hội tổ chức ASIAD nữa. Về khoản tiền 1 triệu USD nộp phạt nếu rút lui, ông Giang nói: “Tôi chưa từng nghe Hội đồng Olympic châu Á (OCA) có quy định như vậy. Đây có lẽ chỉ là suy diễn của dư luận thiếu tích cực, không nhìn thấy những cái lợi Việt Nam được hưởng nếu tổ chức ASIAD”.

Ông Giang cho rằng Việt Nam đã mất nhiều công sức để giành quyền đăng cai sau khi vượt qua không ít đối thủ mạnh. Nếu rút lui chỉ vì lý do thiếu tiền, khó khăn kinh tế thì những thứ Việt Nam mất sẽ còn lớn hơn con số 300 triệu USD.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng chúng ta nhắc nhiều đến cơ hội nhưng vấn đề là chúng ta có đủ năng lực để đón nhận và tận dụng cơ hội đó không. “Nếu không xã hội hóa được thì đây vẫn là khoản đầu tư nặng nề cho ngân sách quốc gia. Chúng ta còn thiếu rất nhiều trường học, bệnh viện, thiếu những cây cầu cho vùng sâu, vùng xa, những thứ thiết yếu hơn nhiều” - ông Thuyết băn khoăn.

ASIAD 17 tại Incheon - Hàn Quốc vào tháng 10-2014 “ngốn” 1,1 tỉ USD. Bốn năm trước, Trung Quốc đã bỏ ra tới 20 tỉ USD để đầu tư cho ASIAD 16 ở Quảng Châu. Năm 2006, Qatar chi 2,4 tỉ USD cho ASIAD 15.

 

img

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu:

Đừng để dân ôm nợ!

Cách đây 2 năm, khi Việt Nam tiếp nhận quyền đăng cai ASIAD 18, cá nhân tôi với tư cách là một lãnh đạo cũ của ngành TDTT đã phát biểu trên báo, đại ý không nên đăng cai kỳ Á vận hội này vì kinh phí tổ chức sự kiện tầm cỡ châu lục như vậy vượt quá sự chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam vốn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Sau 2 năm, tôi vẫn bảo lưu ý kiến đó. Nếu quá chú trọng đến việc tổ chức thi đấu TDTT đỉnh cao hoặc đăng cai các sự kiện lớn vượt quá khả năng của nền kinh tế đất nước, coi chừng những người có trách nhiệm với ngành TDTT hiện nay đang đi chệch hướng. Việc nhận đăng cai ASIAD 2019 mà kinh phí theo tôi không dưới 500 triệu USD ở thời điểm hiện tại và kéo dài trong 5 năm nữa quả thật không phù hợp hoàn cảnh, thời điểm cũng như chưa đạt được sự đồng thuận từ người dân.

Chúng ta không phản đối việc đăng cai, tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, TDTT tầm cỡ quốc tế vì đấy là cơ hội nâng cao tầm vóc, uy tín và vị thế đất nước nhưng như đã nói, phải hợp thời điểm và người dân cả nước chấp thuận. Có ý kiến cho rằng chúng ta nên xin rút lui, chấp nhận nộp phạt để thà mất một số tiền còn hơn để lại hậu quả về sau với những món nợ còn lớn hơn rất nhiều. Tôi cho rằng đấy là điều chưa có tiền lệ với các tổ chức TDTT của khu vực, châu lục và thế giới. Thêm vào đó, bệnh sĩ diện của chúng ta vẫn còn trầm trọng lắm, không xin rút lui được đâu.

Đăng cai thì phải ra sao, tổ chức như thế nào để người dân không phải gánh nợ, để các cơ sở vật chất phục vụ cho sự kiện ASIAD 18 sau đó tiếp tục phát huy hết công năng, hiệu quả cho sự phát triển của TDTT nước nhà, vì tương lai của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.Đó mới là những điều nên làm.Đông Linh ghi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo