Phóng viên:Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, cảm xúc của ông thế nào trước hình ảnh dòng người xếp hàng chờ từ sớm tinh mơ đến tận khuya để được vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đối với thế hệ chúng tôi, chắc mọi người còn nhớ như in lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 9-1969. Người dân từ khắp nơi đổ về trong bầu không khí ngập tràn tiếc thương vị lãnh tụ, người cha già của dân tộc. Sau lễ tang của Bác thì đến nay, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, hình ảnh ấy mới lặp lại.
Mặc dù nguyên tắc lịch sử là cần có thời gian kiểm chứng nhưng ngay thời điểm một con người vừa ra đi và được người dân biểu hiện lòng kính mến như vậy, tôi cho là không có bất kỳ nhà sử học hay nhà phân tích nào đánh giá về họ hơn chính lòng dân. Đây chính là thước đo quan trọng nhất đối với một con người.
Từ năm 1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Hội trưởng danh dự của Hội Sử học Việt Nam. Vì thế, tôi có nhiều cơ hội được gần gũi ông hơn, nhất là trong công việc. Ông là một người sống hết sức nghiêm túc và luôn chia sẻ những nhận thức sống của mình cho người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ông có nhớ kỷ niệm nào quý giá với Đại tướng?
Các cựu thanh niên xung phong xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Theo ông, đã đến lúc cần làm rõ hơn vai trò của Đại tướng trong dòng chảy lịch sử dân tộc cũng như lịch sử quân sự Việt Nam?
- Tôi nghĩ cần phải có thời gian. Khẳng định vị trí của Đại tướng trong lịch sử như thế nào cho xứng tầm chính là lòng dân. Lịch sử thời kỳ này của dân tộc chắc chắn sẽ ghi nhớ ít nhất tên tuổi của 2 người là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi 2 người gắn liền với những sự kiện, bước ngoặt và chiến công lớn của dân tộc Việt Nam.
Bình thản trước mọi điều
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, hồi năm 2004, vào dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người mong muốn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Nguyên soái vì ông là người lính lâu thăng hàm nhất, chứ đại tướng thì nay đã có nhiều người được phong rồi. Lúc đó, ông rất bình thản, cười và nói: “Đó là việc của người khác, tôi không quan tâm, vì ngay cả việc phụ trách dân số kế hoạch hóa gia đình, tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tinh thần Bác Hồ dạy”. T.Dũng
|
Tiếng đàn Đại tướng... Ngay khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, chỉ trong 15 phút, nhạc sĩ - thiếu tướng An Thuyên đã chuyển tải tất cả sự dồn nén và bùng nổ của cảm xúc trong lòng mình thành ca khúc Tiếng đàn, có câu: “Tiếng đàn vị tướng mười ngón tay thô, lướt trên thăng trầm trắng đen cuộc đời…”. Bài hát ngắn gọn, giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, chuyển tải tình cảm lớn lao không chỉ của riêng nhạc sĩ mà còn là của cả triệu người dân. Trên nền giai điệu lãng mạn nhưng đầy chất bi tráng, lời bài hát đã thổi hồn cho ca khúc bằng những câu chuyện về trận chiến oanh liệt Điện Biên Phủ, về tính cách giản dị nhưng lỗi lạc, về sự trăn trở của Đại tướng trong những quyết định sống còn. "Tiếng đàn đồng chí, rạng rỡ non sông, áo xanh bạc màu thủy chung đồng đội. Tiếng đàn Tổ quốc, toàn thắng reo ca, cánh chim ngang trời vẫn không biết mỏi. Tiếng đàn Đại tướng, trời đất yêu thương...”. "Đại tướng rất yêu piano. Cụ yêu văn nghệ, yêu trí thức. Ngay cả hồi chiến tranh, chiều thứ bảy nào cũng có một giáo viên dạy nhạc đến nhà dạy cụ chơi đàn. Hình ảnh đó đã gợi lên bao cảm xúc cho tôi. Cụ chơi đàn không phải là tay ngang, chơi làm cảnh mà thật sự muốn chinh phục một loại nhạc cụ. Những giờ phút đặc biệt của Đại tướng bên cây đàn chính là một chi tiết rất đời thường nhưng sâu sắc, chuyển tải trong đó rất nhiều ý nghĩa nhân văn" - nhạc sĩ An Thuyên tự sự. Mời bạn đọc nghe giới thiệu bài hát Tiếng đàn trên Truyền hình Người Lao Động tại địa chỉ: http://tv.nld.com.vn. Hòa Bình |
Bình luận (0)