xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật Đầu tư công rất cần thiết

Bài và ảnh: Thế Dũng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng dự Luật Đầu tư công đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư và đây là nội dung đổi mới quan trọng nhất của dự luật

Ngày 16-11, Quốc hội (QH) nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình về dự án Luật Đầu tư công.

img
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu bổ sung nhân sự cho Ủy ban Thường vụ QH và các ban của QH

Nâng cao hiệu lực quản lý về đầu tư

Ông Bùi Quang Vinh cho biết Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công. Theo “tư lệnh” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự Luật Đầu tư công đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư và đây là nội dung đổi mới quan trọng nhất.

“Việc thể chế hóa từ điểm khởi đầu quyết định tính đúng đắn, hiệu quả của chương trình, dự án; ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí và đơn giản trong việc quyết định chủ trương đầu tư. Thực tế quản lý đầu tư công trong thời gian qua cho thấy lãng phí, thất thoát có nhiều nguyên nhân khác nhau, như buông lỏng quản lý, đầu tư dàn trải, tham nhũng, bớt xén trong thi công. Nhưng lãng phí lớn nhất là do chủ trương đầu tư không đúng, không hiệu quả” - ông Vinh nhìn nhận.

Theo đó, dự luật đã dành toàn bộ chương II để chế định các nội dung, quy trình, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công, trên cơ sở xem xét quyết định đầu tư có căn cứ khoa học hơn.

Nhất trí

Dự luật cũng thể chế hóa công tác thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn được đổi mới và tăng cường, đồng thời xem đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định chương trình, dự án đầu tư công. Việc quy định về thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn sẽ là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế và đi tới chấm dứt việc quyết định chương trình, dự án vượt quá khả năng bố trí vốn; khắc phục tình trạng bố trí dàn trải, kéo dài và gây nợ đọng xây dựng cơ bản lớn như hiện nay.

Dự luật có điểm mới nữa là trên cơ sở giữ các nguyên tắc về phân cấp quản lý đầu tư công, quyền hạn của các cấp, các ngành như hiện nay, dự luật chế định một cách có hệ thống về quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong toàn bộ quá trình đầu tư của các chương trình, dự án, từ lập kế hoạch, phê duyệt đến triển khai theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật Đầu tư công, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Nguyễn Văn Giàu, cho biết Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư công. Về chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư công, ủy ban cơ bản nhất trí việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư với mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với toàn bộ quá trình đầu tư công, đồng thời xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp trong việc ban hành quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, tạo cơ sở cho việc bố trí vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư; góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay. Ủy ban Kinh tế nhất trí với khái niệm về “dự án đầu tư khẩn cấp” trong dự luật; thống nhất cần phải quy định xử lý đối với các trường hợp dự án đầu tư công đã được quyết định đầu tư trước khi luật có hiệu lực...

Cùng ngày, QH đã thông qua Luật Việc làm (thi hành từ ngày 1-1-2015) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng (thi hành từ ngày 1-7-2014).

Bầu thêm một số phó chủ nhiệm các ban của Quốc hội

Trong ngày 16-11, QH bỏ phiếu bầu bổ sung 1 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền (83,14% phiếu thuận), ông Hiền trở thành ủy viên thứ 18 trong cơ quan thường trực của QH. Bầu ông Phạm Trí Thức (62,25% phiếu thuận) vào vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thứ 5 còn khuyết từ đầu nhiệm kỳ. Bầu ông Nguyễn Lâm Thành vào vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (81,33% phiếu thuận). Bầu ông Nguyễn Văn Tuyết làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (82,94% phiếu thuận). Bầu ông Đặng Thuần Phong làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội (81,93% phiếu thuận). Bầu ông Vũ Hải Hà làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại (71,89% phiếu thuận).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo