xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật ủng hộ cho Nhà nước nợ triền miên

Tin-ảnh: Ph.Anh

(NLĐO)- Nhiều đại biểu QH cho rằng việc luật cho phép dùng tiến vay mới để trả nợ cũ đến hạn là một bước lùi, không thoát được vòng lẩn quẩn “nợ hết năm này qua năm khác”, nhất là trong bối cảnh nợ công của Nhà nước cao.

img

Đại biểu Đồng Hữu Mạo không đồng ý vay mới để trả nợ gốc đáo hạn

Sáng 2-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Khoản 3, điều 7 của dự luật cho phép vay để trả nợ gốc được rất nhiều đại biểu quan tâm, phát biểu.

Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đánh giá khoản 3, điều 7 là một bước thục lùi của luật nên chăng quay lại quy định cũ chỉ vay để chi đầu tư phát triển. “Một nền kinh tế vĩ mô không thể ổn định vững chắc khi thu không đủ chi. Nếu thu không đủ chi, chỉ trông chờ đi vay thì sau ổn định được nền kinh tế. Đề nghị Quốc hội nên vay lại luật cũ” – ông Khanh nói.

Còn đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) bức xúc: “Trước luật chỉ quy định bội chi ngân sách chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, sau này lại quy định nguồn này được sử dụng để trả nợ gốc. Tôi không đồng ý dùng khoản vay mới để trả nợ gốc đến hạn”.

Ông Mạo phân tích mục đích vay là để đầu tư phát triển, tạo ra thu nhập tăng thêm. Khi chúng ta đi vay là tính toán nguồn vay đó có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội mới đi vay; tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm và sau đó là có lời. Chúng ta mới dùng khoản lời đó để trả nợ, bản chất là vậy. Ông Mạo thấy rất lo lắng trước việc luật cho phép lấy tiến vay để trả nợ gốc đến hạn

“Điều này chứng tỏ chúng ta không thấy hiệu quả sử dụng vốn vay, che lấp sự yếu kém của chúng ta trong việc sự dụng vốn vay trước đây” – ông Mạo đánh giá.

Một điều đáng lo nữa theo dự luật quy định là làm cho chủ thể đi vay ít bị áp lực và ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Dự luật quy định chủ thể không chỉ có Quốc hội mà còn 63 tỉnh thành. Rất dễ tùy tiện đi vay, đi vay rất nhiều. “Luật đã tạo ra một cơ chế đi vay mà ít quan tâm đến hiệu quả vốn vay. Dẫn đến ngân sách nợ nần triền miên vì cứ lấy vay mới trả nợ cũ hết năm này qua năm khác… Vậy đến bao giờ chúng ta thoát ra được nợ nần ngân sách” - đại biểu Mạo gay gắt.

Trước đó, trong báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước sửa đổi (sửa đổi) trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng khoản 3 điều 7: “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để trả hết nợ lãi khi đến hạn. Đối với chi trả nợ gốc khi đến hạn thì được bố trí từ các khoản vay mới để thực hiện” là đã ràng buộc khả năng trả nợ đúng hạn của địa phương khi địa phương có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển nên xin được giữ như dự thảo luật mới".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo