xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Méo mó lễ hội

Lương Duy Cường

Những năm gần đây, cứ sau dịp Tết Nguyên đán là báo chí lại đồng loạt phản ánh tình trạng bát nháo ở các lễ hội. Lãng phí, “chặt chém”, cờ gian bạc bịp, lừa đảo… đều không khó gặp ở các lễ hội. Chúng như những căn bệnh lây lan khiến nhiều người phải xấu hổ.

Cả nước hiện có gần 9.000 lễ hội mỗi năm nhưng tập trung nhiều nhất là trước và sau Tết Nguyên đán. Có lễ hội kéo dài hàng tháng và tiêu tốn không biết cơ man nào là tiền của.

Lễ hội không chỉ là tài sản văn hóa của nhân dân, hội tụ sức mạnh của cộng đồng, dân tộc mà còn liên kết những giá trị và biểu tượng thiêng liêng từ cái gốc là tính cộng đồng, truyền thống dân tộc yêu nước thương nòi, yêu lao động. Cũng vì thế, lễ hội trở thành nơi hội tụ văn hóa truyền thống, đặc trưng của vùng miền. Đến với lễ hội, những người tử tế thường không chỉ nhằm gặp gỡ, giao lưu, đàm đạo mà còn mang tâm niệm cầu cho sức khỏe, may mắn đến với gia đình, bạn bè, rộng hơn nữa thì còn cầu cho quốc thái dân an.

Cho nên, nếu được tổ chức và diễn ra đúng nghĩa thì lễ hội sẽ là một nét đẹp văn hóa dân tộc cần phải giữ gìn, nâng niu. Sự phục hồi hay phát triển về số lượng của lễ hội cũng vì thế sẽ phản ánh não trạng văn hóa, tầm vóc văn hóa của dân tộc.

Song, cùng với việc bùng nổ về số lượng lễ hội trên phạm vi cả nước gần đây, điều mà chúng ta phải xót xa là những giá trị chân - thiện - mỹ đang biến tướng ở nhiều lễ hội. Những giá trị ấy dần trở thành thứ xa xỉ theo các biểu hiện bất thường từ nhận thức của không chỉ người tham gia lễ hội mà còn cả trong cách tận thu đủ kiểu đến độ dung tục, thương mại hóa của không ít ban quản lý khu di tích, đình chùa, miếu mạo. Sự xô bồ, bát nháo mà nhiều người tham gia lễ hội tạo ra ở chốn tôn nghiêm thật khó gọi đó là cách để biểu hiện lòng thành hay tư duy văn hóa theo cách tích cực.

Tiếc thay, cứ hết mùa lễ hội này đến mùa lễ hội khác, những nhà quản lý và các ban tổ chức vẫn không tìm ra thuốc chữa. Nhiều lễ hội, vì thế, thay cho biểu tượng của văn hóa thì vô hình trung lại thành nơi dung chứa lối sống thực dụng, thiếu văn hóa. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong những lễ hội nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa mà có khi còn diễn ra ở cả những lễ hội tầm cỡ quốc gia.

Trách nhiệm chính của việc tổ chức và quản lý lễ hội thuộc về các địa phương theo phân cấp. Song, đa số địa phương lại đang đua nhau nâng cấp lễ hội để tạo nguồn thu tài chính. Nâng cấp nhưng ít quan tâm đến cái gốc văn hóa cũng như những vấn đề xã hội nảy sinh, thậm chí “khoán trắng” cho một nhóm người, nên mới sinh ra tình trạng lễ hội to lên mà trách nhiệm thì nhỏ đi. Sự bát nháo theo đó mà gia tăng.

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa nên không có “tội” trong việc tạo ra những sự bát nháo và dung tục. Đã đến lúc cần đến sự phân định, nhận diện những lễ hội là di sản văn hóa để thực sự phải gìn giữ và tổ chức theo cung cách và tầm mức văn hóa xứng đáng, đồng thời kiên quyết loại bỏ những lễ hội đã méo mó. Không sớm hành động hay hành động không kiên quyết, chúng ta sẽ tự đánh mất dần lễ hội. Việc ngày khai hội của một lễ hội tầm cỡ như ở chùa Hương năm nay vắng hẳn du khách hẳn là lời cảnh báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo