xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Một số luật còn khoảng trống

Ngọc Dung-Nguyễn Quyết

Chiều 15-11, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa

Với cả 2 dự luật, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng họ cảm thấy bất an vì còn nhiều khoảng trống trong quy định.

Một khúc sông, nhiều cơ quan quản lý

Về dự án Luật Giao thông đường thủy nội địa, ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) cho rằng còn nhiều vấn đề cần thảo luận kỹ hơn. “Nhiều điểm đưa vào luật như cho có mà chưa tính đến việc khả thi. Tôi có cảm giác dự luật chưa được xem xét kỹ lưỡng” - ĐB Đỗ Kim Tuyến nói.
img
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cho rằng trên cùng một tỉnh, thành phố,
việc phân cấp quản lý giao thông đường thủy rất manh mún Ảnh:
HOÀNG BẮC

ĐB Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) cho rằng việc phân định trách nhiệm giữa ngành giao thông vận tải với chính quyền các cấp chưa thật rõ ràng, điển hình là vụ chìm canô ở huyện Cần Giờ, TP HCM gây hậu quả nghiêm trọng nhưng rất khó quy trách nhiệm cụ thể. Hay như hoạt động “nạo vét” mà thực chất là khai thác cát trên sông được ngành giao thông cho phép nhưng lại bị địa phương phản ứng gay gắt vì gây sạt lở… Ngay sau đó, hàng loạt câu hỏi khác về trách nhiệm quản lý và quyền hạn xử lý cũng được ông Vinh nêu ra.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Đình Quyền, cần quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện khi để xảy ra tai nạn. “Chúng ta phải học quy định của các nước trong việc quy trách nhiệm đối với chủ phương tiện. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường đến cùng khi phương tiện của mình gây tai nạn dù họ không trực tiếp điều khiển” - ông Quyền đề xuất.

Quy định chồng chéo trong quản lý cũng được nhiều ĐB đề cập. ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) phản ánh chưa có quy định khái niệm tai nạn giao thông đường thủy trong luật để làm cơ sở điều tra theo pháp luật. Trong khi đó, hiện nay lại phân cấp cho quá nhiều cơ quan xử lý những vi phạm trong giao thông đường thủy nội địa. Trên cùng một tỉnh, việc phân cấp quản lý cũng rất manh mún. Khi gặp vấn đề, trong thành phố, giữa quận này với quận kia cũng không giải quyết được. Thậm chí, bên này sông không mặc áo phao, sang bên kia không bị phạt vì chủ phương tiện ở bên kia sông. Ngoài ra, luật này cũng có nhiều điểm “vênh” so với Luật Hàng hải, như quy định sử dụng còi khác nhau dẫn đến hiểu nhầm, gây tai nạn.

Phải cấm nhũng nhiễu người nước ngoài

Thảo luận về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, ĐB Phạm Trường Dân (Đà Nẵng) đề nghị ban soạn thảo bổ sung diện cấm nhập cảnh là “đối tượng có lệnh truy nã của Interpol”. ĐB Dân cũng băn khoăn: “Dự thảo luật không nêu rõ người có thẩm quyền trục xuất khỏi Việt Nam. Vì vậy, cần rà soát để lấp khoảng trống này”.

Một số ĐB nêu chuyện bất cập xung quanh việc người Việt Nam mang 2 quốc tịch. Thực tế, nhiều người để nhập cảnh Việt Nam thuận lợi thì lấy quốc tịch Việt Nam, đến khi vi phạm pháp luật thì lại lấy quốc tịch nước ngoài nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) kiến nghị cần quy định rõ hơn về xuất nhập cảnh của người Việt Nam mang 2 quốc tịch để tránh những rắc rối pháp lý như đã từng xảy ra.

ĐB Quyền đề nghị ghi rõ trong luật các yêu cầu bảo đảm sự công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh. Đồng thời, bổ sung quy định về xuất nhập cảnh trong trường hợp trục xuất, dẫn độ hay chuyển giao người phạm tội, người vi phạm pháp luật.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) nêu nhiều chi tiết về những bất cập trong chính sách hiện hành. Theo ông, nhiều nhà đầu tư, du khách nước ngoài đến Việt Nam phản ánh họ bị nhũng nhiễu. Vì vậy, luật cần cấm hành vi nhũng nhiễu, trục lợi trong quan hệ với người nước ngoài khi làm thủ tục.

“Chúng ta đến nước khác, làm thủ tục ở sân bay xong là không phải khai báo gì sau đó. Còn ở Việt Nam, đã nhập cảnh hợp pháp nhưng đến khách sạn vẫn phải khai báo. Mình đã đẩy phần khó cho người nước ngoài, khai báo như thế không phù hợp với tập quán quốc tế” - ĐB Nghĩa nói.

Ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản

Ngày 15-11, QH đã thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014. Theo đó, năm 2014, tổng số thu ngân sách trung ương là 495.189 tỉ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương 287.511 tỉ đồng, tổng số chi ngân sách được phê duyệt thông qua là 719.189 tỉ đồng.

Trong nghị quyết, QH giao nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách cho từng bộ, ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành theo quy định của nhà nước. Đồng thời, QH đồng ý với chủ trương chỉ đạo các bộ, ngành ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản và dự án có khả năng đưa vào sử dụng trong năm 2014.

Cùng ngày, đề nghị của Ủy ban Thường vụ QH về việc tăng 1 phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc và 4 phó chủ nhiệm các ủy ban của QH đã được QH chấp thuận với 401 ĐB tán thành, 34 ĐB không đồng ý, 14 ĐB không biểu quyết. Như vậy, QH đã thông qua chủ trương kiện toàn nhân sự các cơ quan của QH.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày danh sách đề cử để QH bầu bổ sung 1 ủy viên Ủy ban Thường vụ QH đang khuyết là trưởng Ban Dân nguyện - ông Nguyễn Đức Hiền - để bầu trở thành thành viên thứ 18 của Ủy ban Thường vụ QH. Vị trí ứng viên phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH là ĐB Phạm Trí Thức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật.

Bốn ứng viên cho vị trí phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc và 3 phó chủ nhiệm: ông Nguyễn Lâm Thành, hiện là Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc; ông Nguyễn Văn Tuyết, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; ông Đặng Thuần Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội; ông Vũ Hải Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại.

Cuộc bỏ phiếu các chức danh trên sẽ diễn ra vào sáng 17-11.
B.Trân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo