xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mừng ít, lo nhiều

PHẠM DƯƠNG

Ngay cả vị lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải thốt lên đầy bất ngờ trước đánh giá của kết quả kỳ thi PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) do Hiệp hội Các nước phát triển khởi xướng, vừa công bố hôm 4-12 tại Hà Nội.

Kết quả đánh giá cho thấy học sinh Việt Nam đứng vào tốp trên của thế giới, vượt cả học sinh các cường quốc giáo dục nổi tiếng như Anh, Mỹ về toán và khoa học.

Ngay lập tức, kết quả của PISA gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ thì đưa ra hàng loạt cơ sở thông tin, cách thức khách quan, khoa học mà PISA tổ chức thi và chấm điểm… để khẳng định rằng kết quả của cơ quan đánh giá chất lượng giáo dục có uy tín này là chính xác, đáng tin cậy. Thậm chí, nhiều người còn dẫn ra kết quả mà học sinh Việt Nam đạt được trong các kỳ thi Olympic quốc tế để chứng minh thêm rằng chất lượng giáo dục phổ thông nước ta không thấp như suy nghĩ của nhiều người.

Thế nhưng, những ai hoài nghi cũng có cơ sở, lập luận và nhất là thực tế để nghi ngờ tính xác thực, công bằng trong kết quả đánh giá của PISA về học sinh Việt Nam. Không phải lúc này mà sau khi PISA tổ chức kỳ thi đầu tiên ở Việt Nam tháng 4-2012, đã có ý kiến băn khoăn rằng liệu kết quả có thực chất khi chúng ta chuẩn bị quá kỹ cho học sinh từ thử nghiệm, ôn tập cho tới luyện giải đề. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia kỳ thi PISA chỉ để đánh giá chất lượng giáo dục thì chúng ta lại vì “bệnh thành tích” mà tổ chức ôn luyện như luyện “gà nòi” cho các kỳ thi Olympic.

Tra­­­­­­­­­­­­­nh luận về giá trị của kết quả đánh giá học sinh nước ta qua kỳ thi PISA có lẽ khó mà ngã ngũ. Tuy nhiên, cần phải nhìn thẳng vào thực tế là vì sao học sinh chúng ta đoạt giải cao khi thi PISA cũng như các kỳ thi Olympic quốc tế mà chất lượng nguồn nhân lực vẫn thấp. Học sinh chúng ta giỏi, chất lượng giáo dục tốt… mà sao bằng cấp Việt Nam hầu như không được thế giới thừa nhận?

Không dễ để có câu trả lời thấu đáo cho các vấn đề đặt ra trên đây. Song, nếu nhìn vào chư­­­­­­­ơng trình, sách giáo khoa bậc phổ thông, đặc biệt là giáo dục đại học, đào tạo nghề, học sinh và sinh viên Việt Nam đang được trang bị nhiều kiến thức không phù hợp, xa rời nhu cầu của thực tiễn, học xong không biết để làm gì… Đáng lo ngại không kém là tì­­­­­­­­­­­­­­­­­­nh trạng “thả nổi”­­­­­­ chất lượng ở bậc học có vai trò quyết định với chất lượng nguồn nhân lực phục vụ xã hội: bậc đại học.

Niềm vui về kết quả xếp hạng cao liệu có đủ để lấp đầy lỗ hổng về chất lượng nguồn nhân lực đang bị các nhà tuyển dụng, nhà sử dụng lao động kêu ca? Chính Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng thừa nhận bảng đánh giá của PISA chỉ dựa trên 3 lĩnh vực toán, khoa học và đọc hiểu mà bỏ qua khâu kỹ năng giao tiếp, năng lực nghề nghiệp - điểm yếu của học sinh, sinh viên Việt Nam. Do vậy, không thể lạc quan về bản đánh giá này mà chỉ nên xem đó là kênh tham khảo để cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng giáo dục vốn nặng về kiến thức, chưa đi đôi với thực hành.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo