xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghe anh hùng Gạc Ma kể chuyện

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Trong suy nghĩ của nhiều người, dẫu các chiến sĩ ở Gạc Ma có được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang hay chưa thì họ đã là những anh hùng

Chiều 14-3, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Ban Liên lạc Cựu binh Trường Sa tỉnh này đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống 27 năm sự kiện Trường Sa (14.3.1988 - 14.3.2015). Hơn 300 cựu binh Trường Sa từng tham gia trận hải chiến bi hùng 27 năm xưa ở Gạc Ma về dự.

Cảm động ngày gặp mặt

Buổi gặp mặt được ghi trong giấy mời bắt đầu từ 16 giờ nhưng từ sáng sớm đã rất đông cựu binh Trường Sa tề tựu về nơi gặp mặt. “Mỗi năm chỉ một ngày này để được hàn huyên. Dù có làm gì cũng bỏ để về với đồng đội, để cùng nhớ về những giờ phút bi tráng ấy với những người đã mãi ra đi” - ông Nguyễn Văn Dũng, một cựu binh Trường Sa ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chia sẻ.

Những ánh mắt tìm nhau, những cái nắm tay thật chặt trong ngày gặp mặt thay cho lời chào. Thi thoảng một vài gương mặt rám nắng quay đi để cố giấu những giọt nước mắt hạnh phúc ngày trùng phùng. “Thoa... Thoa phải không? Thảo đây!” - cựu binh Lê Hữu Thảo (tỉnh Hà Tĩnh) xúc động khi nhận ra đồng đội Lê Minh Thoa (tỉnh Bình Định). Hai cựu binh cùng đi trên chuyến tàu HQ 604 trong sự kiện Gạc Ma ôm chầm lấy nhau. “Không lúc nào chúng tôi không nghĩ về nhau, về đồng đội. Chỉ cần nghe một câu hát về Trường Sa thôi thì ký ức lại trỗi dậy. Đồng đội tôi đã hy sinh ở đây nhiều quá” - cựu binh Lê Minh Thoa chùng giọng.

Ở góc bên kia, Anh hùng Lực lượng vũ trang - thiếu tá Nguyễn Văn Lanh, hiện công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân - lặng lẽ bước đến bên chị Trần Thị Thủy và con gái. Chị Thủy là con của liệt sĩ Trần Văn Phương. Thiếu tá Lanh bồng cháu bé lên tay, âu yếm vuốt tóc. “Thế là anh Phương đã có cháu lớn thế này đây” - giọng người anh hùng nghẹn lại.

 

Hai nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma Lê Hữu Thảo (đứng giữa) và Lê Minh Thoa (bên phải) vui mừng trong ngày gặp lại
Hai nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma Lê Hữu Thảo (đứng giữa) và Lê Minh Thoa (bên phải) vui mừng trong ngày gặp lại

 

“Máu chúng ta tô thắm cờ Tổ quốc”

Cựu binh Lê Hữu Thảo với chất giọng nhẹ nhàng, kể lại khoảng 5 giờ hôm ấy (14-3-1988), ông cùng với Trần Văn Phương và 3 đồng đội nữa được lệnh của chỉ huy tàu HQ 604 bơi vào bãi đá Gạc Ma để bảo vệ cờ Tổ quốc. Sau đó, khi các công binh trên tàu HQ 604 vận chuyển vật liệu vào bãi đá Gạc Ma để xây dựng thì 3 tàu Trung Quốc ập đến. Họ cho xuồng vào đảo để giành giật cờ. Các chiến sĩ cố bảo vệ thì họ nổ súng, bắn chết ông Phương. Ông Thảo phải lặn xuống biển để tránh đạn. Sau đó, họ bắn các chiến sĩ đang đưa vật liệu vào đảo xây dựng và bắn cháy cả tàu HQ 604. Khi tiếng súng tạm ngớt, ông Thảo đẩy chiếc xuồng dùng vận chuyển vật liệu đi tìm đồng đội để cứu vớt. Ông đã vớt được các ông Lanh, Hải, Tứ bị thương và thi thể ông Phương. Đến 17 giờ cùng ngày, ông mới đẩy được xuồng đến đảo Cô Lin. “Những hình ảnh của giờ phút ấy đã chảy vào máu thịt của tôi, hằn sâu vào ký ức. Không đêm nào tôi không nhớ về giờ phút ấy. Nhiều đồng đội đã hy sinh trước mắt mình” - ông Thảo nghẹn ngào.

Cũng trên tàu HQ 604, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lanh thuộc Lữ đoàn Công binh 83, khi nghe chỉ huy tàu ra lệnh “Anh em nào bơi giỏi thì lập tức bơi vào đảo để giữ cờ” liền vụt xuống biển không chút chần chừ. “Khi tôi vừa vào đảo cũng là lúc anh Phương đang giữ cờ bị bắn. Tôi lao đến giữ cờ thì một sĩ quan Trung Quốc cầm súng lục chĩa vào người. Tôi đá bay khẩu súng trong tay hắn thì bị một tên khác đâm dao vào xương vai phải, cùng lúc đó, một tên nữa chĩa súng vào ngực. Tôi cố giữ cờ, chỉ vừa cúi xuống tránh thì hắn bóp cò, đạn xuyên qua vai trái... May mắn, sau khi rơi xuống biển, tôi được anh em cứu vớt kịp thời”.

Đến giờ, ông Lanh và các đồng đội vẫn còn nhớ như in câu nói của ông Phương trước lúc hy sinh: “Các đồng chí hãy quyết tâm giữ cờ, giữ đảo. Nếu hy sinh thì máu chúng ta sẽ tô thắm cờ Tổ quốc”.

 

Đà Nẵng tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma

Cùng ngày, tại TP Đà Nẵng, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng đã tổ chức thả hoa đăng và làm lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma. Tham gia lễ tưởng niệm có nhiều cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân Việt Nam (nay là Lữ đoàn Công binh 83). Trong buổi lễ tưởng niệm, nhiều cựu binh từng tham gia trận hải chiến Gạc Ma không cầm được nước mắt khi thắp nhang cho các đồng đội đã hy sinh. Các cựu binh đã thả 64 đèn hoa đăng tượng trưng cho vong linh 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma xuống biển Đà Nẵng.

B.Vân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo