xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩa tình giữa biển khơi

Bài và ảnh: Ca Linh

Các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên Nhà giàn DK1 và quần đảo Trường Sa phải hy sinh hạnh phúc riêng để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Với họ, tình cảm giữa những người đồng đội luôn là ngọn lửa sưởi ấm, giúp nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương

Những ngày đầu năm 2014, chúng tôi có dịp đi trên tàu của Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 2 Hải quân ra Nhà giàn DK1 (viết tắt của cụm từ Trạm Dịch vụ - Kinh tế khoa học kỹ thuật, nằm trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc) thăm các chiến sĩ nơi đây.

Còn người, còn nhà giàn

Đêm, biển lặng, tàu HQ 953 thuộc BTL Vùng 2 Hải quân neo đậu cách Nhà giàn DK1/15 chừng 5 km. Trong khoang tàu, gần 70 người gồm: lãnh đạo BTL, nhà báo, thủy thủ đều nôn nao đến lạ lùng vì ngày mai sẽ được lên thăm các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn này. Bầu trời không trăng, nhiều ánh sao nhỏ nhấp nháy, biển yên ả. Phía xa, Nhà giàn DK1/15 sáng rực giữa trời đêm.

Nhà báo Ngô Thị Nga hát tặng chiến sĩ Nhà giàn DK1/14 qua bộ đàm
Nhà báo Ngô Thị Nga hát tặng chiến sĩ Nhà giàn DK1/14 qua bộ đàm

Ấn tượng đầu tiên đối với chuyến đi là lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên vùng biển thềm lục địa phía Nam. Từ 6 giờ, các chiến sĩ trên tàu HQ 953 đã mặc quân phục chỉnh tề và chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho buổi lễ. Thượng tá Đinh Văn Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra BTL Vùng 2 Hải quân, bùi ngùi: “Giờ đây, trước cảnh yên bình của biển cả, chúng tôi xúc động vì tấm gương hy sinh của các chiến sĩ để bảo vệ chủ quyền của biển đảo”. Đó là tấm gương cao đẹp của liệt sĩ - chuẩn úy Lê Đức Hồng, đã cố gắng đến cùng để giữ vững liên lạc với đất liền. Trong một lần nhà giàn bị đổ, người chiến sĩ này đã gửi lời chào vĩnh biệt qua bộ đàm tới đất liền rồi thanh thản ra đi, hòa mình vào lòng biển cả. Hay tấm gương của liệt sĩ - thượng úy Nguyễn Hữu Quang, khi Nhà giàn DK1/3 gặp cơn bão lớn vào năm 1990, anh đã nhường chiếc áo phao cứu sinh và miếng lương khô cuối cùng cho người chiến sĩ yếu nhất. Cảm động nhất là hành động cao đẹp của liệt sĩ Vũ Quang Chương, thuộc Nhà giàn DK1/6. Trong cơn bão số 8 (năm 1998) hung dữ và khốc liệt, anh vẫn giữ chặt lá cờ đỏ sao vàng trước khi chìm cùng nhà giàn. Nhiều tấm gương đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, trực chốt kiên cường, dũng cảm cứu đồng đội được thượng tá Đinh Văn Dũng nhắc tới trong bài điếu văn khiến những người đi trên tàu rất kính phục, có chiến sĩ đã khóc khi nhắc tới những con người anh dũng ấy. “Noi gương các đồng chí đã ngã xuống, Tiểu đoàn DK1 sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền vùng biển thềm lục địa phía Nam với tinh thần “còn người, còn nhà giàn, còn biển” - thượng tá Dũng quả quyết.

Khám chữa bệnh cho chiến sĩ trên các nhà giàn
Khám chữa bệnh cho chiến sĩ trên các nhà giàn

Ấm lòng vì đồng đội

Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, tàu HQ 953 cũng đến được Nhà giàn DK1/15. Trong không khí lạnh lẽo của những cơn gió thổi mạnh vào nhà giàn, chúng tôi vẫn thấy ấm lòng khi được các chiến sĩ ôm lấy từng người. Trung tá Nguyễn Văn Hùng, chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/15, giãi bày: “Khi hay tin đoàn từ đất liền ra, anh em chúng tôi ai cũng nô nức, đợi chờ như mong ngóng người thân”. Nhận nhiệm vụ ra nhà giàn, nhiều chiến sĩ đã hy sinh hạnh phúc riêng vì cái chung. Quân nhân Trần Văn Thuật (19 tuổi, quê Hà Tĩnh) ra nhà giàn nhận nhiệm vụ từ tháng 7-2013. Nơi đây bốn bề là biển, nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong anh không bao giờ nguôi. Anh Thuật tâm sự: “Khi tôi ra đây công tác, người yêu ở quê khóc rất nhiều. Tuy nhiên, cô ấy cũng thông cảm vì biết rằng được làm nhiệm vụ trên nhà giàn là mơ ước từ lâu của tôi. Ở đây, tôi cảm nhận được sự quan tâm của các chỉ huy cũng như anh em nên nguôi ngoai rất nhiều nỗi nhớ quê nhà”.

Từ biển cả mênh mông, chiến sĩ Nguyễn Anh Linh (quê Quảng Bình) chỉ hình dung được mặt đứa con mới sinh qua điện thoại. “Tôi nhận nhiệm vụ ra nhà giàn đã 6 tháng nay. Ở đất liền, vợ vừa mới sinh đứa con trai mà tôi không có mặt, cũng chưa kịp làm giấy khai sinh. Thế nhưng, không vì thế mà buồn vì tôi đã xác định nhiệm vụ mình đang làm là rất thiêng liêng. Binh nhất Nguyễn Văn Thoại (SN 1991, quê Nghệ An) đang nhận nhiệm vụ trên Nhà giàn DK1/10 thì hồ hởi khi kể về lý tưởng của mình: “Ước mơ đi nhà giàn bảo vệ vùng biển được tôi ấp ủ từ lâu. Vì vậy, khi có đợt nhập ngũ, tôi đã rút hồ sơ đăng ký đi lao động nước ngoài và tình nguyện ra nhà giàn. Ra đây, tôi thấy rất ấm cúng vì anh em sống rất tình cảm, chan hòa”. 

Hội ngộ bằng lời ca, tiếng hát

Khi tàu đến Nhà giàn DK1/14, biển động cấp 7 - 8 nên chúng tôi không thể lên tận nơi mà chỉ nói qua bộ đàm. Các chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/14 bảo rằng muốn nghe giọng nói của một nữ nhà báo. Vì thế, dù say sóng nằm vật vờ nhưng 3 nữ nhà báo đã lên tận cabin của tàu HQ 953 để giao lưu qua loa cùng các chiến sĩ. Nhà báo Ngô Thị Nga, Phó Giám đốc Đài PTTH Gia Lai, đã rơm rớm nước mắt khi cất giọng hát: “Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi. Anh ơi, em vẫn đợi…”. Một nữ nhà báo khác thì hát bài “Xuân đã về” nhưng chỉ được một đoạn, chị đã khóc nức nở. Trước tình cảm đó, các chiến sĩ nhà giàn đã xin hứa với đất liền là sẽ bảo vệ bình yên cho biển cả quê hương.

Kỳ tới: Thắm đượm tình quân - dân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo