xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyên nhân cháy, nổ xe: Không phải do xăng?

Bài và ảnh: Thế Kha

Ông Trần Văn Vinh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học - Công nghệ), cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiên liệu xăng dầu pha tạp chất có gây ra nguy cơ cháy, nổ xe hay không

img
Nhiều vụ cháy xe chưa xác định được nguyên nhân
Sáng 26-4, các bộ Công an, Khoa học - Công nghệ, Công Thương, GTVT đã tổ chức họp báo công bố nguyên nhân bước đầu của các vụ cháy, nổ xe trong thời gian vừa qua. 

439 vụ cháy, nổ ô tô, xe máy

Đại tá Nguyễn Văn Tươi, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (Bộ Công an), cho biết từ  năm 2010 đến nay, cả nước  đã xảy ra 439 vụ cháy, nổ ô tô, xe máy (ô tô có 332 vụ,  xe máy 107 vụ).
Trong số 209 vụ cháy ở 2 năm 2010-2011 đã xác định rõ nguyên nhân, có 30,25% số vụ do chập điện, 15,1% do sự cố kỹ thuật, 9,8% do sơ suất, 4,63% do tai nạn giao thông và 4,32% do đốt xe. Riêng 115 vụ cháy ô tô, xe máy từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng chỉ mới điều tra làm rõ được 25 vụ, còn 90 vụ (78,3%) vẫn đang điều tra.
Theo ông Tươi, lực lượng cảnh sát PCCC còn ghi nhận những vụ cháy có hiện tượng bất thường: dừng xe tắt máy, tự nhiên xe nổ và cháy; xe chết máy, tháo bugi phụt lửa gây cháy; xe đang lưu thông bị tắt máy, khởi động lại gây cháy nổ,… “Dư luận nghi ngờ do xăng kém chất lượng gây nên hiện tượng cháy xe.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có cơ quan, đơn vị nào công bố kết luận nguyên nhân cháy ô tô, xe máy vừa qua do xăng dầu trực tiếp gây nên” - ông Tươi khẳng định.

Ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học - Công nghệ), cho biết hiện có 3 nhóm nghiên cứu tính khoa học và khả năng gây ra nguyên nhân cháy xe là Viện Cơ khí động lực (ĐH Bách khoa Hà Nội), Phòng Thí nghiệm trọng điểm hóa dầu (Viện Hóa học công nghiệp) và ĐH Bách khoa TPHCM. Báo cáo nghiên cứu bước đầu của 3 nhóm này cũng khẳng định chưa có bằng chứng xăng, dầu là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy nổ xe cơ giới trong thời gian qua.

Sẽ tiếp tục nghiên cứu

Tuy không xác định rõ vụ cháy, nổ nào do xăng, dầu gây ra nhưng những phân tích, đánh giá của các cơ quan chức năng thì lại có liên quan đến “nghi phạm” này. Đó là theo ông Vinh, qua thử nghiệm, đã phát hiện nhiên liệu và hỗn hợp nhiên liệu xăng pha hàm lượng etanol hoặc methanol cao sẽ gây lão hóa đường ống dẫn nhiên liệu, gioăng cao su dẫn đến rò rỉ nhiên liệu tạo ra khả năng cháy, nổ khi có nguồn nhiệt cao, đặc biệt khi có chập cháy, tia lửa điện.

Một chi tiết được ông Vinh công bố cũng khiến không ít người dân đang sử dụng ô tô, xe máy đời mới lo lắng, đó là các dòng xe này sử dụng nhiên liệu không phù hợp, đặc biệt chỉ số RON thấp như xăng A83 gây nóng động cơ hơn bình thường, dẫn đến khả năng nóng chảy một số chi tiết, có thể gây chập điện, tạo ra nguồn nhiệt lớn gây cháy nếu tiếp xúc với vật liệu dễ cháy.
Ngoài ra, xăng dầu đang lưu hành trong nước chỉ phù hợp cho xe thiết kế sử dụng nhiên liệu theo tiêu chuẩn Euro 2, khi sử dụng xe thiết kế cho Euro 4,5 sẽ bị nóng máy, ống xả bị nóng hơn khi tiếp xúc với các vật liệu dễ cháy sẽ gây ra cháy xe.
Vậy nhiên liệu xăng dầu pha tạp chất, không đạt chuẩn có thể dẫn tới nguy cơ cháy xe không? Ông Vinh cho biết việc đó sẽ phải tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá. Bởi mẫu xăng được lấy từ 56 chiếc xe phát cháy đều đạt chuẩn, không phát hiện có methanol, acetone.
Nhiên liệu xăng và hỗn hợp nhiên liệu có pha thêm alcohol (methanol và etanol) với nồng độ dưới 30% không thể tự bốc cháy, trừ trường hợp đặc biệt có sự rò rỉ nhiên liệu và có sự tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng hơn 490°C.

Cần phải đánh giá lại

Thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), thừa nhận việc kết luận nguyên nhân của từng vụ cháy xe gặp nhiều khó khăn do yêu cầu giải phóng hiện trường, bảo đảm giao thông, cứu chữa làm xáo trộn hiện trường,… Nhiều vụ cháy rụi xe, khiến việc điều tra rất khó khăn.
“Nhiều khi điều tra nguyên nhân các vụ cháy xe còn khó hơn cả điều tra làm rõ các vụ trọng án” - ông Dũng chia sẻ.
Theo PGS-TS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn giám định dân sự (Liên hiệp Các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), suốt thời gian qua, người dân mong ngóng kết luận nguyên nhân các vụ cháy xe từ cơ quan chức năng. Trong khi đó, rất nhiều nhà khoa học đã chỉ ra nghi vấn xung quanh việc xăng dầu kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cháy xe thì kết luận vừa được công bố không khỏi để lại những hoài nghi.
“Trong xăng có tới hơn 100 chất nhưng tiêu chuẩn kiểm định xăng dầu hiện chỉ mới yêu cầu đạt khoảng 15 chỉ tiêu thì cần phải xem lại. Tôi cho rằng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc tìm ra nguyên nhân cháy xe chưa được tốt. Khi có một vụ cháy lập tức phải có đội tiên phong đến ngay hiện trường để nắm bắt vụ việc. Cứ chờ bộ A, bộ B phối hợp, vào cuộc thì quá lâu, nhiều chất gây cháy đã bay mất rồi còn đâu mà thí nghiệm nữa” - ông Hùng nói.

Sẽ có quy định trách nhiệm về cháy, nổ xe

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc trong số các vụ cháy được xác định do lỗi kỹ thuật, có bao nhiêu lỗi do nhà sản xuất, bao nhiêu lỗi do người dân tự thay đổi thiết kế của xe gây ra để quy trách nhiệm, đại diện Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) cho biết việc bóc tách rất khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hữu Đức, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, tới đây sẽ đưa vào quy định quy trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân khi có sự cố cháy nổ liên quan đến lỗi kỹ thuật của phương tiện.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo