xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều bãi đỗ xe... biến dạng!

THẾ KHA

Hàng loạt điểm, bãi đỗ xe đã được Hà Nội lập quy hoạch xây dựng từ 10 năm trước nhưng đến nay lại bị biến thành dự án bất động sản hoặc giậm chân tại chỗ

Theo Sở GTVT TP Hà Nội, đô thị này hiện có hơn 1.178 điểm, bãi đỗ xe có phép, với tổng diện tích 42,92 ha, chiếm 56,94% diện tích đất dành cho giao thông tĩnh. Tuy nhiên, số điểm, bãi đỗ xe được cấp phép hiện có chỉ đáp ứng được 8%-10% nhu cầu đỗ xe của Hà Nội. Vì vậy, hơn 90% phương tiện phải sử dụng điểm đỗ tại bất cứ nơi nào có thể như sân cơ quan, công sở, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân trường…

Bãi đỗ xe thành trung tâm thương mại

Từ năm 2003, UBND TP Hà Nội đã có quyết định quy hoạch chi tiết 35 điểm, bãi đỗ xe phục vụ người dân 7 quận nội thành. Trong đó, có một số dự án như điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Yên Phụ, vườn hoa Chi Lăng (quận Ba Đình); Minh Khai, Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng); Cát Linh, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)… 
 
img
Bãi đỗ xe cao tầng trên phố Cát Linh (Hà Nội) nay đã trở thành trụ sở làm việc. Ảnh: ĐỖ DU
 
“Tuy nhiên, đến nay một số dự án đã bị “méo mó”, thay đổi mục đích sử dụng” - một lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết.
 
 Trong khi khu đất rộng lớn tại phường Gia Thụy (quận Long Biên) đã biến thành Trung tâm Thương mại Savico Megamall, khu đất được quy hoạch làm dự án bãi đỗ xe Kim Ngưu lại trở thành đại lý buôn bán sắt thép và trạm trung chuyển nông sản của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
 
Các điểm được quy hoạch làm điểm đỗ xe cao tầng, thay thế cho các điểm đỗ trên phố Hai Bà Trưng, Hàm Long, Lý Thường Kiệt, Hàng Trống cũng lần lượt bị biến dạng. Điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài được quy hoạch xây dựng trên diện tích hơn 1.400 m2 đã trở thành công trường của dự án trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cao cấp.
 
Điểm đỗ xe tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô dự kiến thay thế cho điểm đỗ xe trên đường Nguyễn Du, Trần Quốc Toản và ga Hà Nội lại bị biến thành dãy cửa hàng ăn uống, quán cà phê.
 
Trong khi đó, dự án điểm đỗ xe Tràng Thi dự kiến được xây trên khu đất 2.000 m2 vẫn đang giậm chân tại chỗ...
Ngược lại, có nơi đã hình thành điểm đỗ xe nhưng lại bị chuyển đổi công năng.
 
Được TP Hà Nội đầu tư xây dựng thành điểm đỗ xe 7 tầng, phục vụ khu vực sân vận động Hàng Đẫy nhưng sau một thời gian khai thác không hiệu quả, điểm đỗ xe tại số 17 phố Cát Linh (quận Đống Đa) đã biến thành trụ sở Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội.
 
“Tôi còn nhớ khi ấy, người ta thích đỗ, gửi xe trên vỉa hè phố Cát Linh hơn là đưa vào điểm đỗ xe cao tầng. Họ đầu tư hiện đại, thu phí gửi xe cao nên không được người dân ưa chuộng” - ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết.

Phải làm rõ trách nhiệm

Đến năm 2010, UBND TP Hà Nội quyết định xây dựng ngay một số bãi đỗ xe công cộng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách về chỗ đỗ xe tại một số khu vực.
 
Bốn dự án đỗ xe cao tầng tại đường Trần Nhật Duật, Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm); đường Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình) và dọc bờ sông Tô Lịch (quận Hoàng Mai). Tuy nhiên, từ đó đến nay, mặt bằng để thực hiện các dự án này vẫn chưa được bàn giao, đơn vị đầu tư vẫn chưa làm xong thủ tục (?!).
 
img
Các phố liền kề đều bị cấm giữ xe nên người dân đổ dồn về gửi xe dưới lòng đường phố Hàng Bút (quận Hoàn Kiếm),
làm phố này tắc nghẽn Ảnh: THẾ KHA

Về việc nhiều dự án điểm đỗ xe triển khai quá chậm hoặc bị chuyển đổi công năng, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, thừa nhận tầm nhìn, năng lực về vấn đề này trước đây có hạn chế nhưng đến thời điểm này, TP phải điều chỉnh ngay.

Trong khi đó, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng suốt một thời gian dài Hà Nội không chú ý đến việc đầu tư xây dựng các điểm, bãi đỗ xe.
 
“Nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân ngày một lớn nhưng tôi có cảm giác các quan chức có trách nhiệm luôn nghĩ rằng việc xây dựng các điểm đỗ xe là trách nhiệm của ai đó. Nhiều người chỉ thấy lợi trước mắt, biến các khu đất dành cho giao thông thành nhà cao tầng thì cần phải xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan” - ông Phạm Sỹ Liêm nói.
 

Khó cho dân lẫn cơ quan chức năng

Sau một tuần thực hiện quyết định cấm giữ xe máy, ô tô tại 262 tuyến phố, chiều 22-2, Sở GTVT, Công an TP Hà Nội cùng đại diện 9 quận nội thành đã họp phân tích những vấn đề tồn tại để sớm báo cáo UBND TP Hà Nội điều chỉnh trong thời gian sớm nhất.
 
Theo thượng tá Phạm Văn Thời, Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, quyết định này đang làm khó cả hộ kinh doanh lẫn lực lượng chức năng của quận Hoàn Kiếm.
 
“Người dân ở các tuyến phố cấm có thể để xe trong nhà nhưng những người đến đây buôn bán, tham quan sẽ để xe ở đâu? Những bất cập này là do chúng ta chưa bố trí được giao thông tĩnh, vì vậy cần sớm điều chỉnh” - ông Thời phân tích.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết nhiều tuyến đường đã thông thoáng hơn trước nhưng từ đó lại phát sinh nhiều vấn đề bất cập. “Vừa bảo đảm trật tự giao thông lại không ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội là bài toán khó cần giải quyết” - ông Hùng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo