xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều hình phạt chưa công bằng

Ông Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng nhiều hình phạt chưa bảo đảm tính công bằng, có bị cáo lẽ ra bị tù giam nhưng lại được án treo

Ngày 12-9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục phiên làm việc với Bộ Công an, TAND Tối cao và VKSND Tối cao để nghe báo cáo về công tác thi hành án, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống vi phạm pháp luật, tội phạm năm 2014.

Ngại va chạm với chính quyền

Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao, việc cho hưởng án treo đã được hội đồng xét xử cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm có căn cứ pháp luật. Trong 10 tháng qua, tỉ lệ bị cáo được tòa án cho hưởng án treo là 18,6% (giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2013). Đối với các vụ án về kinh tế, tham nhũng, các tòa án đều xét xử nghiêm khắc; tỉ lệ bị cáo phạm tội tham nhũng được tòa án cho hưởng án treo chiếm 20% (giảm 8% so với năm 2013), chỉ có 1 trong 106 trường hợp cho hưởng án treo đối với bị cáo phạm tội tham nhũng bị sửa án do áp dụng không đúng quy định của pháp luật.

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trao đổi với lãnh đạo VKSND Tối cao bên lề buổi họp      Ảnh: ĐỖ DU
Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trao đổi với lãnh đạo VKSND Tối cao bên lề buổi họp Ảnh: ĐỖ DU

Để khắc phục tình trạng lạm dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định theo Nghị quyết 63 của Quốc hội, TAND Tối cao đã chỉ đạo tòa án các cấp tăng cường kiểm tra, rà soát, có biện pháp xử lý phù hợp tùy mức độ vi phạm. Nếu do lỗi chủ quan của thẩm phán thì phải kiểm điểm, chuyển sang làm công tác khác hoặc khi hết nhiệm kỳ sẽ không tái bổ nhiệm từ 6 tháng tới 1 năm để tiếp tục kiểm điểm, rút kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Đánh giá báo cáo của TAND Tối cao, ông Nguyễn Văn Luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nhận định nhiều hình phạt chưa bảo đảm tính công bằng, có bị cáo lẽ ra bị phạt tù giam lại được án treo, có bản án sơ thẩm nghiêm minh nhưng tới phúc thẩm lại nhẹ đi hoặc tại nhiều phiên tòa không bảo đảm tranh tụng công bằng. “Có tình trạng thẩm phán né tránh trách nhiệm, ngại va chạm với chính quyền trong các vụ án hành chính. Hiện dư luận cũng rất lo ngại việc dân sự hóa hành vi phạm tội, hình sự hóa quan hệ kinh tế. Thậm chi,́ ở một số địa phương có động thái yêu cầu báo cáo  trước khi xét xử là không bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử ở các cấp” - ông Luật nói.

Đánh giá về báo cáo của VKSND Tối cao, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, cho biết đã phát hiện nhiều trường hợp có thể khởi tố nhưng lại đình chỉ điều tra vì nhiều lý do. Qua giám sát ở các địa phương đã thấy hiện tượng đáng lo ngại khi các cơ quan cấp dưới có sự nể nang nhau. “Chúng tôi có cảm giác ở đo,́ 3 ngành công an, viện kiểm sát, tòa án như trong một gia đình vậy” - bà Nga nói.

Bà Nga khẳng định tiêu cực trong hoạt động tư pháp là loại án khó điều tra. Từ thông tin, ý kiến của cử tri và dư luận xã hội thì tỉ lệ phát hiện tội phạm trong lĩnh vực này chưa tương xứng với tình hình, chất lượng điều tra và kết quả xử lý chưa thật nghiêm minh. “Đề nghị Ủy ban Tư pháp đưa ra xem xét về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND Tối cao đối với một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những loại tội nào bởi có những loại tội phạm về chức vụ, tham nhũng liên quan với nhau hoặc cái này là tiền đề của cái kia nên cần thiết phải giao hẳn cho một cứ quan xử lý, chứ không thể cái này thì viện kiểm sát làm, cái kia thì CQĐT Bộ Công an làm” - bà Nga nói.

Có sự tiếp tay?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tình hình phạm nhân vào trại tạm giam gia tăng, tính chất tội phạm nguy hiểm hơn, nhiều diễn biến phức tạp, nhất là số phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, phạm nhân hình sự, ma túy thuộc loại nguy hiểm, mức án cao, số phạm nhân có nhiều tiền án, đòi nợ thuê...

Đánh giá tình hình an toàn tại các trại tạm giam trong năm 2014 đã được bảo đảm nhưng ông Hà Hùng Cường cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ 305 điện thoại di động; 1,4 kg lá cần sa khô; 10.000 viên tân dược; 25,8 triệu đồng; đề nghị khởi tố 105 vụ với 116 phạm nhân phạm tội mới (giảm 37 trường hợp so năm 2013); trong đó có 60 vụ với 61 phạm nhân phạm tội ma túy, 22 vụ với 22 phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ, 22 vụ với 28 phạm nhân cố ý gây thương tích; có tình trạng phạm nhân nghiện ma túy, phạm nhân không chịu cải tạo đã tìm mọi cách chống đối, móc nối đối tượng xấu bên ngoài gây khó khăn cho công tác quản lý giam giữ.

“Báo chí phản ánh chuyện phạm nhân ở trại giam vẫn đưa được hình ảnh lên Facebook, đánh bạc, đưa điện thoại và ma túy vào trại giam. Nhiều cử tri đặt câu hỏi phải chăng có sự tiếp tay của cán bộ quản lý trại giam?” - bà Nga đặt vấn đề. 

Tài sản bị chiếm đoạt lớn, thu hồi về rất ít

Theo báo cáo của VKSND Tối cao, tài sản nhà nước bị chiếm đoạt rất lớn nhưng việc thu hồi đạt tỉ lệ rất thấp: năm 2013-2014 chỉ đạt trên 10%. Để giải quyết tốt các vụ án và thu hồi triệt để số tài sản bị chiếm đoạt, VKSND Tối cao đề nghị trong quá trình nghiên cứu, sửa Bộ Luật Hình sự cần sớm luật hóa một số hành vi tham nhũng và nghiên cứu xem xét quy định tăng mức hình phạt tiền, giảm hình phạt tù với những trường hợp đã tích cực khắc phục hậu quả trong các vụ án này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo