xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều nơi thiếu nước sạch

Bài và ảnh: Gia Minh

Nhiều khu vực tại TP HCM, người dân đang phải mua nước đóng bình, đóng chai với giá cao nhưng không rõ nguồn gốc

TP HCM đang nỗ lực phấn đấu đến hết năm 2015, hoàn thành mục tiêu 100% các hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo Nghị quyết 28/2014/NQ-HĐND. Hiện toàn TP còn hơn 350.000 hộ dân phải sử dụng nguồn nước tự khai thác, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm hơn 19% tổng số hộ dân trên địa bàn.

Cách nào cũng không xong

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Trần Văn Hòa (51 tuổi; ngụ ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn) phải ăn uống và sinh hoạt bằng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Để lọc nước, gia đình ông phải tự chế 3 tầng lọc bằng cát, đá và than hoạt tính. Tuy nhiên, nguồn nước này sau khi lọc vẫn bốc mùi tanh và nổi váng.

Gia đình ông Trần Văn Hòa (ngụ ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn) sử dụng nước bị ô nhiễm từ nhiều năm nay
Gia đình ông Trần Văn Hòa (ngụ ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn) sử dụng nước bị ô nhiễm từ nhiều năm nay

Theo ông Hòa, dù gia đình ông đã thử khoan giếng với độ sâu từ 60-70 m tại 3 vị trí khác nhau trên mảnh vườn rộng hơn 2.000 m2 nhưng vẫn không có nguồn nước sạch. “Sau khi bơm nước từ giếng lên, tôi phải lọc lại từ 2-3 lần nhưng cũng chỉ giảm được phần nào các chất cặn và độ đục, còn mùi tanh thì vẫn còn” - ông Hòa nói.

Gia đình bà Nguyễn Thị Quý (ngụ ấp 1, xã Nhị Bình) phải khoan giếng sâu cả trăm mét và xây bể lọc nhưng vẫn không giảm được độ phèn trong nước. Vì vậy, gia đình bà phải mua nước cho việc ăn uống. Trong khi đó, gia đình bà Lê Thị Hạnh (ngụ xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) lại phải sử dụng tới 3 loại nước cho sinh hoạt, ăn uống. Do nước bơm lên từ giếng khoan bị ô nhiễm nặng nên bà Hạnh chỉ dùng cho việc tưới cây và lọc lại để tắm rửa. Riêng nước ăn uống, bà Hạnh phải đi mua cách nhà hơn 20 km về sử dụng.

“Dù gia đình tôi đã khoan giếng sâu hơn 70 m và xây bể lọc nhưng vẫn không ăn thua do nước nhiễm phèn nặng. Cứ cách khoảng 1 tuần, tôi phải đi mua nước về sử dụng cho 5 người trong nhà” - bà Hạnh cho biết. Tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, do không có nước sạch, người dân đã dùng mọi biện pháp để lắng lọc hoặc mua nước đóng bình về sử dụng.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước sạch, UBND TP vừa phê duyệt đề án xã hội hóa đầu tư phát triển, quản lý hệ thống cấp nước và phân phối nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi giai đoạn 2015 - 2019 với tổng kinh phí hơn 4,3 tỉ đồng. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2015 sẽ đầu tư xây dựng mạng cấp 1, 2, 3 từ Nhà máy Nước Kênh Đông về đến thị trấn Củ Chi và 10 xã lân cận. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xây dựng, cải tạo các trạm xử lý nước ngầm, lắp đặt thiết bị xử lý nước hộ gia đình…

Khó kiểm soát nước đóng bình

Tại nhiều khu vực, người dân phải mua nước đóng bình với giá từ 12.000 đồng - 15.000 đồng/bình 20 lít để ăn uống. Chưa kể phí vận chuyển, với hộ dân khoảng 5 nhân khẩu, trung bình mỗi tháng phải tốn hàng triệu đồng tiền nước.

Ông Nguyễn Văn Hưu (ngụ xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) cho biết nếu mua 1 m3 nước, ông phải bỏ ra 70.000 đồng. Trung bình 1 tháng, gia đình ông sử dụng hơn chục khối nước và phải chấp nhận chi phí gần 1 triệu đồng.

Trong khi đó, phần lớn người dân khi mua nước đóng bình về sử dụng đều không biết rõ nguồn gốc, chất lượng. Nhiều người thừa nhận những bình nước họ mua đã rất cũ, thậm chí không còn nhãn mác. “Nhìn bằng mắt thường thì nước rất trong, khi uống không có mùi lạ nên mua về sử dụng chứ thực chất bên trong có chất độc hại gì hay không thì tôi không biết” - một người dân ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn  thừa nhận.

Theo Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas), rất khó kiểm soát chất lượng của nước đóng bình tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Qua kiểm tra, nhiều doanh nghiệp sử dụng trực tiếp nguồn nước lấy từ giếng khoan chỉ được xử lý sơ sài rồi đóng bình và bán ra thị trường.

HĐND TP sẽ bàn về nước sạch

Kỳ họp thứ 18 HĐND TP HCM khóa VIII dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 28 đến 30-7. Tại kỳ họp này, HĐND TP nghe UBND TP báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết 28 của HĐND TP khóa VIII về chỉ tiêu phấn đấu 100% hộ dân được sử dụng nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh. Nội dung này cũng sẽ được các đại biểu tham gia thảo luận, Sở Giao thông Vận tải và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giải trình.

P.Anh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo