Trên địa bàn TP HCM, ngoài tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự, mỹ quan đô thị, vấn đề gây nhức nhối không kém là hoạt động quảng cáo ngoài trời và sai phạm ở các biển hiệu. Sau nhiều đợt kiểm tra, xử phạt, vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, biển hiệu có giảm nhưng vẫn còn bát nháo.
Cái sau “đè” cái trước
Biển hiệu chỉ ghi tiếng Anh trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM
Không riêng gì ngã tư Hàng Xanh, các vòng xoay lớn luôn rơi vào tình trạng này, chẳng hạn như vòng xoay Lăng Cha Cả, vòng xoay Cây Gõ... Vòng xoay càng lớn, đông dân cư, đông người qua lại được xem là mảnh đất vàng để đặt quảng cáo nhằm đạt mục đích truyền thông. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hình thức quảng cáo ốp trên tường nhà đang có xu hướng gia tăng. Các quảng cáo này đa số vượt quá diện tích tường nhà, vừa gây mất mỹ quan vừa không an toàn. Một số quảng cáo còn che kín cả bề mặt kiến trúc, ảnh hưởng tới công tác phòng cháy chữa cháy.
Quảng cáo bằng pa nô chân trụ trên Quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, đường Xuyên Á cũng mỗi nơi một kiểu. Một số bảng có kích thước quá lớn, đặt đan xen trong khu dân cư, khi có mưa bão, gió to sẽ gây nguy hiểm cho người dân ở xung quanh. Cá biệt, một số cửa hàng buôn bán đồ điện tử, thời trang quảng cáo bằng cách mở loa tăng âm công suất lớn khiến người dân sống xung quanh “đau đầu nhức óc” hoặc chiếu đèn cao áp, tia la-de vào mặt người đi đường nhằm thu hút sự chú ý.
Biển hiệu sai tràn lan
Bà Bà Đặng Hồng Linh- Trưởng phòng Văn hóa gia đình, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP HCM- cho biết có 8 quận thường xuyên có biển hiệu ghi chữ nước ngoài sai quy định, gồm quận 1, 3, 5, 6, 7, 11, Tân Bình và Bình Thạnh. Theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, trên biển hiệu phải ghi tiếng Việt ở trên, tiếng nước ngoài ở dưới và tiếng Việt phải to hơn tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại các khu vực có người nước ngoài thường xuyên lui tới, sinh sống, việc này không được chủ cửa hàng tuân thủ. Đơn cử, tại khu vực đường Thi Sách - Thái Văn Lung, đoạn đầu đường Lê Thánh Tôn (quận 1), các biển hiệu hầu hết được ghi bằng tiếng Hàn và tiếng Nhật. Đa phần tiếng Hàn và tiếng Nhật được ghi ở trên và to hơn hẳn tiếng Việt. Tương tự, dọc tuyến đường Đồng Khởi hay khu phố tây ba lô Phạm Ngũ Lão - Đề Thám (quận 1), biển hiệu hầu hết được ghi bằng tiếng Anh. Thậm chí, một số chủ cửa hàng không ghi một chữ tiếng Việt nào hoặc ghi tên tiếng Việt phía dưới và rất nhỏ. Bà Linh cho biết tùy theo đặc điểm dân cư mà biển hiệu sẽ được ghi theo tiếng nước đó. Khi bị cơ quan chức năng xử phạt, người dân vẫn chấp hành nộp phạt nhưng nhất định không chịu sửa biển hiệu vì sợ tốn kém, trên hết là sợ “phá” phong thủy, ảnh hưởng đến việc làm ăn buôn bán.
Quảng cáo trá hình Quảng cáo mặt hàng cấm như rượu mạnh đang có xu hướng gia tăng. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số loại rượu quảng cáo bằng cách sử dụng lô gô, màu sắc đặc trưng để gắn lên biển hiệu các nhà hàng. Sản phẩm thuốc lá thì được quảng cáo bằng cách dùng tủ thuốc lá có trang trí và trưng bày sản phẩm ở các góc đường. Hình thức quảng cáo này vi phạm quy định trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (có hiệu lực từ ngày 1-5-2013). Tuy nhiên, điều này mang lại hiệu quả rất cao cho sản phẩm nên ngày càng nhiều tủ thuốc xuất hiện trên đường phố. |
Bình luận (0)