xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ khó đòi

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Hôm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Một trong những nội dung rất nóng, không thể né tránh, đó là nợ xấu vốn đang gây áp lực rất lớn lên nền kinh tế.

Nợ gọi là xấu một khi nó trở nên... khó đòi. Không thể nói khó đòi do tài sản bảo đảm bị giảm sút giá trị. Trong logic đòi nợ, nếu tài sản bị xuống giá nhưng vẫn có người chấp nhận mua và có thể trả tiền ngay thì cứ phải bán: thu được bao nhiêu hay bấy nhiêu; thu chưa đủ thì tiếp tục đòi bằng những cách khác. Nhiều ý kiến cho rằng một trong những lý do khiến nợ bị coi là xấu, khó đòi là vì tài sản bảo đảm khó bán, đúng hơn là có ít người muốn mua dù với giá thấp.    

Có một nguyên nhân đáng chú ý nữa là trong không ít trường hợp, người có tài sản bảo đảm kiên quyết từ chối, “tử thủ” không chịu giao tài sản khiến việc xử lý gặp trở ngại.

Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự hiện hành, chủ nợ có bảo đảm vẫn phải lệ thuộc vào sự hợp tác của người mắc nợ để thực hiện các quyền được gọi là của chủ nợ có bảo đảm mà luật dành cho mình. Chẳng hạn, trong trường hợp tài sản bảo đảm cần xử lý còn nằm trong tay người mắc nợ thì chủ nợ phải yêu cầu người này giao tài sản cho mình để xử lý. Nếu người này không chịu giao thì trên nguyên tắc, chủ nợ chỉ còn mỗi cách là kiện ra tòa án và chờ vụ việc được giải quyết theo thủ tục chung về tố tụng dân sự, chẳng khác một chủ nợ bình thường. 

Nhận thấy được điểm bất hợp lý đó của Bộ Luật Dân sự, người làm luật đã đề ra một biện pháp gọi là thu giữ tài sản bảo đảm, được quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006. Theo đó, chủ nợ có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm để lấy tài sản bảo đảm ra khỏi tầm kiểm soát của người mắc nợ và đặt nó dưới quyền xử lý của mình.

Rốt cuộc, vấn đề là chủ nợ có thể làm được gì để thu hồi nợ ngoài việc dùng vũ lực để trấn áp trong trường hợp người mắc nợ từ chối giao tài sản và thậm chí có thái độ chống đối cũng bằng vũ lực? Nhận thấy điều đó, các cơ quan có thẩm quyền dự kiến đề ra một biện pháp mới, trong một thông tư liên bộ đang được soạn thảo. Đó là trao cho chủ nợ quyền yêu cầu UBND địa phương hỗ trợ trong việc thu giữ tài sản của người mắc nợ.

Tuy nhiên, UBND địa phương không có bổn phận và suy cho cùng cũng không có quyền huy động lực lượng trấn áp công cộng theo yêu cầu của người này, người nọ để thỏa mãn lợi ích riêng tư của họ. Lực lượng này được nuôi dưỡng bằng tiền của người đóng thuế và theo nguyên tắc chỉ phục vụ miễn phí cho lợi ích cộng đồng, của địa phương. Bởi vậy, chủ nợ muốn thu giữ tài sản bảo đảm để thanh toán nợ thì chỉ có mỗi cách là ràng buộc UBND vào một hợp đồng dịch vụ với những điều khoản ghi rõ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ.

Nhưng UBND mà đi làm dịch vụ cho tư nhân thì cũng kỳ song trước mắt không có cách nào khác. Vả lại, có ghi nhận được điều này trong thông tư đó thì cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, cần sửa luật từ gốc, từ Bộ Luật Dân sự.

Nhưng sửa một đạo luật lớn như Bộ Luật Dân sự thì không thể ngày một ngày hai. Bởi vậy, khó có thể trông cậy vào việc xử lý tài sản bảo đảm như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần giải tỏa sức ép nợ xấu hiện tại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo