Ông Hai Bông (Nguyễn Văn Bông), ở ấp Xóm Lớn, xã Hàng Vịnh- một khu vực lớn chuyên nuôi tôm ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, tiết lộ: “Người nuôi tôm ở đây lấy nhánh của cây mắm tươi để làm thức ăn cho tôm, nhờ vậy mà hộ nào cũng trúng đậm”.
Thời gian qua, ngày càng có nhiều nông dân ở Cà Mau học và áp dụng cách nuôi tôm bằng cây mắm này, trong đó phổ biến ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân và Đầm Dơi.

Ông kể: “Ngày xưa, cá dứa vùng Cà Mau nhiều vô kể, dọc theo bờ biển của các xã Viên An, Viên An Đông và ven bãi bồi xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) mắm mọc thành rừng. Vào khoảng tháng 8 và 10 âm lịch là mùa trái mắm chín rụng đầy sông, từng đàn cá dứa kéo đến các cửa sông lớn tìm ăn trái mắm. Khi chúng ăn no, nổi phơi bụng trên mặt nước, lúc đó, người dân địa phương lũ lượt lấy chĩa, bơi xuồng đi đâm cá dứa. Đây là loại cá da trơn, ngon tựa cá bông lau vùng nước ngọt sông Mê Kông, có con lớn nặng đến hàng chục ký”.
“Mấy năm đầu tiên, tôm trúng đến khiêng không nổi nhưng chỉ vài năm sau thì việc nuôi tôm của nhà tôi liên tục thất bại. Đang tìm phương án khác để nuôi tôm hiệu quả hơn, chợt nhớ chuyện con cá dứa ăn trái mắm nên tôi đánh liều đốn nhánh mắm quăng vô vuông tôm rồi bít cống lại. Ai dè, vụ đó, tôm không chết mà còn lớn nhanh, trúng lớn” - ông Hai Bông nhớ lại.
Trước tình hình đó, ngành chức năng Cà Mau đã gửi mẫu nước của một số hộ nuôi tôm bằng cây mắm cho Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ nhờ phân tích.
Kết quả cho thấy vỏ và lá mắm sau khi cho vào vuông tôm có độ mặn từ 10‰ trở lên sẽ bị phân hủy sau 5-7 ngày, tiết ra một số chất nhờn. Chất nhờn ấy là thức ăn chính của nhiều loài tảo, mà những loài này đều là thức ăn có lợi cho tôm nuôi.
Bởi lẽ, nếu thả nhánh mắm với mật độ quá dày, lượng ôxy hòa tan trong nước sẽ giảm nhiều, môi trường tôm nuôi sẽ bị ô nhiễm do nước bị thối. Song, mật độ thả thế nào, bao nhiêu thì cần có công trình nghiên cứu sâu rộng hơn.
Lợi ích của cây mắm Cây mắm có tên khoa học là Avicennia marina. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, ngoài khả năng chịu đựng được sóng và gió, nước mặn ngập quanh năm, mắm còn là loài cây có sức sống mãnh liệt, sống được trong môi trường có chất độc hóa học. Trong chiến tranh, sau những trận rải chất độc hóa học của máy bay Mỹ, nhiều loài cây bị hủy diệt, riêng rừng mắm chỉ rụng lá, sau đó nảy mầm và xanh tươi trở lại.
Ở Cà Mau, mắm có nhiều loại: mắm đen, mắm trắng, mắm ổi, mắm lưỡi đồng... Ngoài việc lá và trái là thức ăn của cá, tôm, gia súc, mắm còn là cây dược liệu có giá trị chữa bệnh. Vỏ của nó dùng làm thuốc trị ghẻ và chữa bệnh phong. Một bác sĩ của Cuba đã từng dùng vỏ cây mắm dưới dạng cao lỏng để chữa bệnh phong và đã chữa khỏi đối với bệnh mới phát trong vòng 8 - 10 tháng, chữa khỏi 60% số trường hợp bệnh phát từ 2 đến 5 năm... |
Bình luận (0)