xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải mạnh mẽ hơn với tham nhũng

Thế Dũng thực hiện

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã kiến nghị như vậy khi nói về nạn tham nhũng

Phóng viên: Có nhiều án treo đối với án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực từ chính cơ quan bảo vệ pháp luật như nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt vấn đề, phải chăng đang là thực tế phổ biến, thưa ông?
 
img
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Bá Thanh -
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương -
làm trưởng đoàn làm việc với Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước ngày 17-9 Ảnh: TTXVN
 
- Ông Ksor Phước: Để kết luận nhận định này cần phải có cuộc làm việc thấu đáo với các cơ quan xét xử và với từng vụ án cụ thể.

img

Nếu kết luận ngay thì khó vì khi xét xử, tòa án căn cứ vào luật cùng nhiều tình tiết để quyết định cho bị cáo hưởng án treo. Tuy nhiên, việc quan trọng cần làm ngay là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phải sớm xem xét lại một số vụ án hoặc các ngành tòa án, kiểm sát và công an phải tự kiểm tra lại những vụ án gây bức xúc trong dư luận. Sau khi có kết quả kiểm tra, phải công bố cho dư luận biết chứ để người dân hoài nghi “trong 9 vụ án tham nhũng, có tới 8 vụ là án treo” thì gay go lắm.

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong vừa cho biết: “Có địa phương thanh tra 804 vụ việc nhưng chỉ có vài vụ xử lý hình sự, còn lại xử lý hành chính. Tuy nhiên, chỉ xem qua cũng có thể xử lý hình sự thêm vài vụ”. Như vậy là có chuyện “làm lơ hay này nọ” chứ không phải vướng thể chế như các cơ quan chức năng giải thích?

- Đúng là hiện có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật theo hướng nếu việc nào cũng xử lý hình sự thì sẽ rơi vào tình trạng hình sự hóa tất cả các quan hệ hành chính, kinh tế. Tuy nhiên, cũng không loại trừ thực tế như ông Nguyễn Hải Phong nêu. Vì vậy, các cơ quan của Quốc hội như Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ban Dân nguyện phải sớm kiểm tra, giám sát một số vụ điển hình mà xã hội quan tâm. Cùng với đó, các cơ quan tư pháp, công an phải rà soát, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành để xem chỗ nào chưa ổn thì kiến nghị điều chỉnh.

Nhiều vụ rùm beng trong dư luận, gây thiệt hại lớn tài sản của nhà nước nhưng cuối cùng cũng có kết luận “êm xuôi” khiến người dân bất bình mà như ông nói là nguy cơ cho sự tồn vong của chế độ. Theo ông, đã đến lúc cần có thái độ quyết liệt và hành động mạnh mẽ hơn với xử lý tham nhũng?

- Hiện nay, từ Hiến pháp đến Luật Tố tụng Hình sự đều khẳng định tòa án là cơ quan xét xử duy nhất. Tuy nhiên, Quốc hội có quyền phản ánh ý kiến của nhân dân, công luận và giám sát việc thực thi pháp luật cũng như yêu cầu các cơ quan tư pháp điều tra giải trình những vụ án cụ thể. Do vậy, các cơ quan của Quốc hội, đi đầu là Ủy ban Tư pháp, cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa đối với các vụ án tham nhũng gây bức xúc trong xã hội, trong đó có cả Hội đồng Dân tộc. Từ đó góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng bảo vệ pháp luật.

Cá nhân ông đã từng yêu cầu cơ quan chức năng phải giải trình một vụ án cụ thể nào chưa?

- Cụ thể thì chưa nhưng từ Quốc hội khóa XII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát một số vụ án mà tòa đã xét xử nhưng dân không đồng tình. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận có vụ xử chưa đạt và TAND Tối cao cũng phải thừa nhận. Vướng mắc hiện nay là chưa có “ai” thay thế vai trò giám đốc thẩm nên khi TAND Tối cao ra quyết định là phải chấp hành, bất kể quyết định đó đúng hay sai.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa rồi, ông phản ứng nhiều trụ sở công quyền địa phương to như cung điện. Dư luận cho rằng việc xây trụ sở to là để ăn “hoa hồng” nhiều. Vậy đây có phải kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực?

- Nghi vấn này trong xã hội là không phải không có cơ sở. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài chính quốc gia cần phải xét duyệt chặt chẽ hơn nữa. Tôi thấy nhiều trụ sở công quyền tráng lệ như cung điện nhưng công năng sử dụng lại rất hạn chế gây lãng phí lớn, trong khi đất nước còn nghèo, nhiều công trình dân sinh như trường học, bệnh viện, đường sá… vẫn còn thiếu.

Về đạo đức, việc lãng phí này rất phản cảm. Mặt khác, ở đây còn có trách nhiệm của người đứng đầu những “cung điện” này, họ có nghĩ đến vấn đề lãng phí, tiết kiệm không. Rồi cấp trên của những cơ quan này cũng không thể nói vô can.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo