xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thay đổi chất lượng thương mại

Tô Hà thực hiện

Đó là đề xuất của TS Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương), để kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc Trung Quốc

* Phóng viên: Là người nghiên cứu nhiều năm về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, ông nhìn nhận thế nào về những bất lợi của Việt Nam trong giao thương với Trung Quốc hiện nay?

 

img

- TS Lê Quốc Phương: Với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại rất quan trọng. Thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, đáng lo ngại nhất là nhập siêu của ta rất lớn. Từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 200 triệu USD nhưng đến năm 2013 vọt lên 24 tỉ USD. Ngay cả giai đoạn Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong giao thương với thế giới vào các năm 2012 - 2013 thì quan hệ với Trung Quốc vẫn là nhập siêu với tốc độ tăng chóng mặt. Sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 13 tỉ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nguồn cung cấp chủ yếu cho Việt Nam từ thiết bị máy móc cho đến nguyên phụ liệu.

Trong mối quan hệ thương mại này, cả 2 bên đều có lợi nhưng do Trung Quốc biết tận dụng và khai thác triệt để lợi thế của mình nên được hưởng lợi nhiều hơn.

Dưa hấu Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) vào tháng 3-2014Ảnh: Văn Duẩn
Dưa hấu Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) vào tháng 3-2014Ảnh: Văn Duẩn

* Trung Quốc bắt đầu có những điều chỉnh trong quan hệ thương mại như cấm nhà thầu tham gia dự án của Việt Nam, kiểm soát chặt giao thương biên mậu. Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và chúng ta giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc bằng cách nào, thưa ông?

- Trung Quốc hiện là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 90% các dự án lớn. Chúng ta có 24 nhà máy nhiệt điện thì có tới 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu. Về buôn bán biên mậu, vừa tham gia đoàn công tác của Bộ Công Thương nắm tình hình tại các cửa khẩu ở Quảng Ninh và Lào Cai, tôi thấy hàng hóa của ta xuất tiểu ngạch rất lớn. Khi họ kiểm soát chặt tiểu ngạch, chắc chắn ta bị ảnh hưởng vì xuất khẩu chính ngạch đòi hỏi chất lượng cao, doanh nghiệp trong nước khó đáp ứng, khi đó hàng hóa sẽ tồn đọng.

Dự báo xu hướng thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong 5-7 năm tới, vẫn chưa thể có thay đổi lớn. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn, đồng thời là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Giảm phụ thuộc Trung Quốc không phải là chuyện giảm bớt quan hệ về kinh tế mà là phải thay đổi chất lượng của mối quan hệ này, trong đó đặc biệt lưu ý là giảm nhập siêu. Đây là vấn đề trong dài hạn và vô cùng khó khăn vì nó liên quan đến hàng loạt vấn đề kinh tế khác mà muốn thay đổi phải chuyển dịch được cơ cấu nền kinh tế. Muốn giảm nhập siêu, trước hết phải quyết liệt thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, chúng ta chưa có hàng rào kỹ thuật, trong khi họ không chỉ lập hàng rào mà còn buộc hàng Việt Nam phải xuất qua một số cửa khẩu do họ chỉ định như hải sản qua Móng Cái, hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn... Chúng ta cũng đã có lúc dựng hàng rào kỹ thuật nhưng chính doanh nghiệp Việt Nam lại đề xuất dừng vì chưa đáp ứng được. Hay trong đấu thầu, chúng ta biết họ bỏ thầu giá rẻ, chất lượng thấp nhưng không làm gì được vì doanh nghiệp trong nước không thể trúng thầu do không giảm được chi phí. Đặc biệt là phải phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho gia công xuất khẩu. Chuyện này đã đặt ra hàng chục năm nay nhưng không tiến triển.

Giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là bài toán lâu dài, không phải ở chuyện kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc hay giao thương với họ ít đi mà phải là chiến lược thay đổi về chất lượng thương mại.

* Chính phủ vừa có chủ trương hỗ trợ chuyển đổi thị trường, đó có phải là động thái cho thấy quyết tâm giảm phụ thuộc vào một thị trường?

- Chủ trương đa dạng hóa thị trường có từ lâu. Trong bối cảnh này, Chính phủ nêu lại và yêu cầu các cơ quan chủ động tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện. Như tôi đã nói, giải pháp thì đã có từ lâu nhưng không thực hiện đến nơi đến chốn, cái gì dễ thì đã làm, nay còn toàn việc khó nên cần phải quyết tâm cao. Ví dụ, chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi vì đây là thị trường rất tiềm năng với nhiều tỉ dân. Tuy nhiên, thị trường này xa xôi và nghèo. Như thế, khả năng thanh toán sẽ rất khó. 

Đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu

Để tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết đã rà soát lại thị trường và chỉ đạo cơ quan chức năng của bộ phối hợp với các ngành liên quan làm việc với các nước để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật cũng như vận động các nước mở cửa thị trường. Trong nước, bộ làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để tạo điều kiện tối đa đẩy mạnh xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo