xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải thực chất (*)

NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM

Quốc hội (QH) tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hay lấy phiếu tín nhiệm là nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cá nhân. Khi QH lấy phiếu tín nhiệm là kết quả của 498 đại biểu QH chứ không phải quan điểm của một đại biểu.

Việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm. Khi chức danh nào được nhiều ĐB tín nhiệm, đồng nghĩa với việc được nhân dân tín nhiệm cao; chức danh nào có số phiếu tín nhiệm thấp, tức là nhân dân không tín nhiệm. Vì vậy, nếu giữ 3 mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp như dự thảo việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết QH về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) là thiếu khoa học và từ trước đến giờ không thấy nước nào áp dụng. Tôi thấy rất vô lý, cử tri cũng nói điều này rất dễ hiểu, sao QH lại làm khác đi, tôi cũng không giải thích được.

Về thời điểm và thời hạn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ theo dự thảo nghị quyết sửa đổi là rất hình thức, cũng giống như 3 mức tín nhiệm. Tôi nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm cần thiết là 2 lần trong cả nhiệm kỳ, lần đầu vào cuối năm thứ 2 và lần 2 vào cuối năm thứ 4. Thời hạn này đủ để mỗi chức danh thể hiện khả năng, trình độ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc nỗ lực khắc phục hạn chế của 2 năm đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, cũng qua 2 năm đầu, QH nhận thấy một chức danh không thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ thì sẽ kịp thời thay người khác chứ không để tiếp tục giữ ghế cho đến hết nhiệm kỳ, gây cản trở sự phát triển chung. Để thời hạn 3 năm lấy phiếu một lần trong cả nhiệm kỳ là thiếu thực tiễn và thiếu tính khoa học.

Ban soạn thảo cần giải trình rõ tại sao lại áp dụng “3 năm”, tôi sẵn sàng tranh luận; còn tại sao chọn 2 năm, tôi cũng sẵn sàng giải đáp. Đặc biệt, ở kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 sẽ có ý nghĩa “chốt chặn” đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn bộ máy phục vụ đất nước của nhiệm kỳ tới.

Tôi cũng không đồng tình về đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm như dự thảo. Vì đánh giá chức danh thuộc cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp và tư pháp rất khác nhau do chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau nên đưa vào một danh sách và cùng cách thức lấy phiếu là rất không ổn. Để đánh giá chính xác và thuận tiện hơn, cần tách thành 2 nhóm đối tượng lấy phiếu tín nhiệm. Đó là cơ quan hành pháp, tư pháp sẽ do QH, HĐND đánh giá; còn cơ quan lập pháp là QH và HĐND do chính các cơ quan này đánh giá, cộng thêm sự giám sát, đánh giá của Ủy ban MTTQ Việt Nam thì sẽ chính xác và đầy đủ hơn.

Tôi thấy rằng ban soạn thảo đã không tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu trước đó, vì thế dự thảo nghị quyết sửa đổi chỉ điều chỉnh một số điểm, còn tinh thần cốt lõi để nghị quyết thể hiện rõ quyền lực của QH chính là quyền lực của nhân dân đã không thuyết phục được tôi, thậm chí còn mâu thuẫn. Tôi không đồng tình nhiều điểm của dự thảo vì rất thiếu thực tiễn, không logic, thiếu tính khách quan, còn hình thức nên không thực sự thực chất.

(*) Trích phát biểu của đại biểu QH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM - tại phiên thảo luận tổ của QH ngày 6-6. Tựa bài do Báo Người Lao Động đặt

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo