xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quần cộc và tư duy sáng tạo

An Quý

Người Việt chúng ta từ lâu đã đóng khung hình ảnh người thầy, luôn đòi hỏi người thầy phải nghiêm nghị và chỉnh tề ở mọi lúc, mọi nơi.

Ấy vậy nên số đông phản ứng với trường hợp GS Trương Nguyện Thành - phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen - mặc áo thun và quần cộc đứng giảng bài trước đông đảo học viên mới đây là điều hết sức dễ hiểu. Nhiều người ngoài việc chỉ trích GS Thành còn gắn hình ảnh đó với thực trạng của nền giáo dục Việt Nam tùy hứng và tụt hậu.

Thế nhưng, hầu hết những học viên dự buổi học “Innovation Roadmap” (Lộ trình sáng tạo) hôm ấy thì bênh vực GS Thành. Họ nói đó là một phương pháp riêng của giảng viên tại lớp, phù hợp với nội dung môn học và nhờ vậy hiệu quả truyền thụ cao hơn bình thường.

Cũng nên nghe thêm giãi bày của GS Thành sau khi vụ việc gây “bão” dư luận: “Con người sáng tạo không phải tự nhiên một ngày có ngay sáng tạo mà sẽ có sáng tạo nho nhỏ mỗi ngày một ít. Ví dụ đi cắt tóc, thay vì cắt kiểu bình thường, chúng ta cắt một kiểu lạ hơn. Ăn cơm thường bằng tay phải, thử ăn tay trái đi… Chúng ta sẽ thấy có hiệu ứng khác, đầu óc sẽ sáng tạo hơn. Đó là cách để phát triển tư duy sáng tạo”.

Nên tin những người trong cuộc. Nếu chỉ nhìn qua một lát cắt mỏng của vụ việc là tấm ảnh thì sẽ không biết được những gì đã diễn ra trước đó và rất dễ đưa ra nhận xét phiến diện, tiêu cực. Dân gian thường bảo “chiếc áo không làm nên thầy tu” là vậy.

Công bằng mà nói với tính chất môn học “Lộ trình sáng tạo” và những gì người trong cuộc đã luận giải thì trang phục lên lớp hôm ấy của GS Trương Nguyện Thành là chấp nhận được. Nó chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích khơi nguồn sáng tạo, đúng với yêu cầu của bài giảng. Còn nếu GS Thành thường xuyên lên lớp với trang phục như thế thì chắc rằng sẽ không ai đồng tình với ông. Chính GS Thành cũng thừa nhận với báo chí: “Tôi không bận đồ như vậy đi ra ngoài được vì xã hội không cho phép. Nhưng trong lớp học, vào thời điểm đó, tôi dùng để minh chứng việc không giới hạn trong tư tưởng của mình. Mỗi xã hội đánh giá một khác”.

Đúng là “mỗi xã hội đánh giá một khác”. Riêng tại Việt Nam, “xã hội” ấy là nội hàm của cái gì? Là của năng lực tư duy và trình độ phát triển. Là như giáo dục với tình trạng giáo điều, “đo ni đóng giày” trong hàng chục năm trời. Làm văn tả cô giáo, dù mỗi cô mỗi khác nhưng lại buộc mọi học trò phải tả giống nhau, toàn những lời cao đẹp. Mới đây, con bé nhà tôi (lớp 2) đi học về kể rằng một bạn nam “cá biệt” trong lớp viết văn tả cô giáo chủ nhiệm, có đoạn “mỗi khi em không làm bài được thì cô đánh đòn em”, thế là cậu học trò bị gọi lên bảng, cho “ăn” roi và bắt về sửa lại bài. Tôi hỏi con “thực sự thì bạn ấy tả vậy có đúng không?”, con bé trả lời “dạ, đúng!”.

Mark Zuckerberg (ông chủ Facebook) hay Amancio Ortega (ông chủ thương hiệu thời trang Zara) vẫn thường ăn mặc giản dị, thậm chí “lè phè” trước công chúng hoặc đối tác. Họ là ai, toàn là tỉ phú lừng danh thế giới đấy! Mấy ai dám chê bai họ qua chiếc áo cổ tròn ngắn tay hay chiếc quần bò bạc phếch. Qua phản ứng quá cực đoan với trường hợp “áo thun, quần cộc” của nhà giáo Trương Nguyện Thành, càng hiểu thêm một tật xấu của người Việt: khuôn sáo, ấu trĩ, trọng hình thức. Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao chúng ta chậm phát triển..

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo