xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quinvaxem: Lo nhưng khó bỏ!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Các bậc cha mẹ lo ngại, cán bộ tiêm chủng cũng phập phồng nhưng theo các chuyên gia y tế thì chúng ta vẫn không thể tìm vắc-xin khác thay thế Quinvaxem vì giá cả

Vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được chính thức sử dụng trở lại sau những nghiên cứu và kiểm nghiệm kỹ lưỡng của ngành y tế. Nhưng kể từ lúc được tiêm trở lại (tháng 10-2013) đến nay, đã có 4 trẻ tử vong liên quan đến vắc-xin này.

Sẽ còn nhiều tai biến

Cách đây ít ngày, một bé gái 7 tháng tuổi ở tỉnh Bắc Giang tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem. Cháu bé được tiêm Quinvaxem mũi 2 tại trạm y tế xã và sau đó có biểu hiện lạnh tay chân, toát mồ hôi, vật vã nên gia đình đưa đến bệnh viện huyện. Tại đây, bé được cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và  tử vong đêm cùng ngày.

Tiêm vắc-xin Quinvaxem tại một trạm y tế ở TP Hà Nội
Tiêm vắc-xin Quinvaxem tại một trạm y tế ở TP Hà Nội

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết ngày 21-3, Hội đồng Chuyên môn của Sở Y tế Bắc Giang đã kết luận nguyên nhân tử vong của bệnh nhi này không liên quan vắc-xin. Trước đó,  sau một ngày tiêm vắc-xin Quinvaxem, một bé trai gần 3 tháng tuổi (ngụ tỉnh Lâm Đồng) cũng tử vong và hội đồng điều tra đánh giá chuyên môn đã kết luận do phản ứng quá mẫn trên cơ địa nhạy cảm. Đến thời điểm này, sau 6 tháng vắc-xin Quinvaxem được cho tiêm trở lại, mặc dù đã có nhiều trẻ tử vong và hàng trăm bé phải nhập viện do những phản ứng sau tiêm nhưng Bộ Y tế vẫn khẳng định nguyên nhân không phải do chất lượng vắc-xin.

GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng tái sử dụng vắc-xin Quinvaxem không đồng nghĩa với việc không có những phản ứng phụ không mong muốn tiếp tục xảy ra. Không có vắc-xin nào an toàn 100%, có thể phòng bệnh mà không xảy ra những phản ứng ngoài mong đợi. Mỗi năm, Việt Nam có 22.000 trường hợp tử vong dưới 1 tuổi, trong đó có những ca tử vong ngẫu nhiên không rõ nguyên nhân. “Vì thế, phải chấp nhận những trường hợp tai biến, cố gắng tối đa nghiên cứu xem nguyên nhân và cách khắc phục” - ông Hiển nói.

Nghèo nên phải chấp nhận?

Ông Phu thừa nhận vì Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào nên gây nhiều phản ứng tại chỗ và sốt cao hơn các vắc-xin vô bào thế hệ mới hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc-xin vô bào thấp hơn vắc-xin toàn tế bào nên có thể tới đây sẽ phải tiêm nhiều mũi hơn mới đạt hiệu quả bảo vệ.

Theo ông Phu, tại thời điểm này, không thể ngừng tiêm chủng vắc-xin Quinvaxem hay thay thế bằng một vắc-xin thế hệ mới vì vắc-xin vô bào có giá từ 660.000-700.000 đồng/mũi tiêm trong khi Quinvaxem do Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ đến hết năm 2015. Tuy nhiên, GAVI viện trợ bằng vắc-xin Quinvaxem chứ không phải tiền mặt nên không thể bù thêm để mua vắc-xin khác. “Trường hợp chúng ta từ chối, không nhận Quinvaxem cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu trẻ em Việt Nam không có vắc-xin ngừa các bệnh hiểm nghèo. Giá của vắc-xin thế hệ mới quá cao, khó có thể đưa vào chương trình tiêm chủng miễn phí” - ông Phu khẳng định.

Đánh giá lợi ích và nguy cơ khi tiếp tục sử dụng vắc-xin Quinvaxem, GS-TS Phạm Ngọc Đính, Phó Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, phân tích: “Vắc-xin này có thể gây biến cố bất lợi nghiêm trọng, thậm chí sốc phản vệ và tử vong giống như bất cứ loại vắc-xin nào khác hay gây ra một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng… Tuy nhiên, lợi ích rất rõ ràng là bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh hoặc nếu có thì mắc rất nhẹ 5 loại bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não hay viêm phổi do vi khuẩn Hib, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội”. Tuy nhiên, GS Đính cho rằng từ tháng 7-2010 (thời điểm bắt đầu dùng Quinvaxem) tới tháng 4-2013, có khoảng 12 triệu liều Quinvaxem đã được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Có 43 trường hợp gặp biến cố bất lợi nặng (tỉ lệ là 3,6 trường hợp/triệu liều, trong đó tỉ lệ tử vong sau mũi tiêm là 2,25 trường hợp/triệu liều tiêm, là con số cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.

Bộ Y tế từng cho biết việc tìm nguồn vắc-xin thay thế đã được tính đến trong trường hợp Quinvaxem có vấn đề. Tuy nhiên, tìm một loại vắc-xin có giá tương đương là rất khó khăn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo