xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy định thu hồi đất chưa ổn

Bảo Trân - Nguyễn Quyết

Ngoài chức năng giám sát, nên bổ sung thêm chức năng kiểm tra cho tổ chức Công đoàn trong Hiến pháp

Ngày 23-10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo) và Dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).

Người dân có quyền hưởng lợi ích từ đất đai

Góp ý vào hiến định về đất đai - vấn đề sát sườn đời sống người dân và cũng là phức tạp hiện nay - đại biểu (ĐB) Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP HCM) cho rằng điều 54 của dự thảo quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế - xã hội là trùng với lợi ích quốc gia, công cộng, không cần thiết và có nguy cơ bị lạm dụng trong thu hồi đất.
 
Về vấn đề này, ĐB Lê Trọng Sang (TP HCM) phân tích: “Thu hồi đất là vấn đề người dân đặc biệt quan tâm, đây cũng là lĩnh vực chiếm tới 70% - 80% vụ khiếu kiện. Vì vậy, cần có thời gian để thực hiện Luật Đất đai, tổng kết thực tiễn rồi mới hiến định vấn đề thu hồi đất vào Hiến pháp. Nếu nhất quyết hiến định ngay thì phải sửa theo hướng nhà nước thu hồi đất trong trường hợp cần thiết, còn lại sẽ do Luật Đất đai quy định”.
img
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM): Chương chính quyền địa phương vẫn thể hiện sự lúng túng Ảnh: HOÀNG BẮC

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) kiến nghị giá đền bù thu hồi đất phải theo cơ chế thị trường. Trong khi đó, ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang kiến nghị dự thảo cần bổ sung ở chương về quyền của con người theo hướng “mọi người có quyền hưởng lợi ích từ quyền sử dụng đất”.

Phần chính quyền địa phương còn mờ nhạt

Nội dung về chính quyền địa phương trong dự thảo cũng nhận được nhiều ý kiến. ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng chương chính quyền địa phương vẫn thể hiện sự lúng túng. “Đọc chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa định hình được chính quyền địa phương là gì, nhiệm vụ như thế nào” - bà Quyết Tâm nói.

Cũng vấn đề này, ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) đề nghị Ban Soạn thảo sửa đổi Hiến pháp giải trình thêm về điều 111 vì chưa rõ ràng. “Cần nói rõ trong tương lai, chỗ nào tổ chức chính quyền địa phương, chỗ nào chỉ cần ủy ban hành chính. Ngoài ra, một nguyên tắc của chính quyền địa phương là tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp nhưng trong Hiến pháp vẫn không mạnh dạn thể hiện điều này” - ĐB Trần Du Lịch phát biểu.

Giữ nguyên điều 10 là phù hợp

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) cho rằng điều 10 trong dự thảo đã có từ Hiến pháp năm 1980 và 1992. Vì vậy, việc giữ lại điều này là rất quan trọng vì nó đã ổn định và phù hợp với Hiến pháp định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông Đặng Ngọc Tùng cũng đề xuất dự thảo nên giữ lại chức năng kiểm tra của tổ chức Công đoàn, bên cạnh chức năng giám sát.
 
“Đoàn công tác các bộ, ngành đến kiểm tra một doanh nghiệp nào đấy thì đều có tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn để có hiệu quả cao. Đặc biệt năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn Việt Nam sửa đổi, trong đó quy định tổ chức Công đoàn có chức năng thanh tra, kiểm tra rồi mới giám sát” - ông Tùng dẫn chứng.
 
Tán đồng, ĐB Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) nhận định giám sát, phản biện là chức năng đương nhiên của tổ chức Công đoàn. “Dự thảo cần khẳng định vị trí của giai cấp công nhân, điều này cũng là khẳng định vai trò của Đảng” - ông Khánh đề nghị.
 
ĐB Đinh Thị Bạch Mai (TP HCM) cũng ủng hộ việc giữ điều 10 nhưng cho rằng quy định như dự thảo là chưa sắc nét. “Dự thảo phải làm sao để thể hiện được tính tiên phong của giai cấp công nhân” - bà Mai nói.

Lời nói đầu chưa có sức vang vọng

Góp ý dự thảo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Hà Nội) nói: “Với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn nếu chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn, ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa, chưa nên đưa vào. Tôi thấy tất cả những nội dung trong dự thảo lần này đã đáp ứng được điều đó”.

Về lời nói đầu của dự thảo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tuy ngắn gọn nhưng phải như một tuyên ngôn, có sự tổng kết, cô đọng, khái quát, đặc biệt là chuẩn xác. “Hiện nay, so với yêu cầu ấy, tôi thấy lời nói đầu trong dự thảo chưa đạt. So với trước, lời nói đầu đã ngắn gọn hơn nhưng vẫn chưa chuẩn xác, chưa có sức vang vọng như lời kêu gọi hay hiệu triệu...” - Tổng Bí thư nhận xét.
 N.Dung
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo