xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sợ chất lượng thuốc giá rẻ

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Sau hơn 1 năm đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, giá thuốc tại nhiều bệnh viện giảm mạnh nhưng nảy sinh nhiều nghi ngại về chất lượng của hàng trúng thầu giá rẻ

Ghi nhận những bất cập sau khi thực hiện các quy định về đấu thầu thuốc vào bệnh viện (BV), Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC sẽ được Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và dự kiến áp dụng từ tháng 1- 2014.

Chi phí giảm, nỗi lo tăng

Năm 2013, giá thuốc trúng thầu tại nhiều BV giảm 30%-40%. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho tiền thuốc của người bệnh giảm.

Thế nhưng, nhiều đơn vị cho rằng giá thuốc vào BV giảm nhưng chủ yếu là loại kém chất lượng khiến việc điều trị bị ảnh hưởng. Theo giám đốc một BV đa khoa một tỉnh miền núi phía Bắc, tháng 7-2013, BV này bắt đầu sử dụng thuốc đấu thầu. Trong khi chưa kịp mừng vì giá giảm cả tỉ đồng thì BV đã phải nhận không ít lời phàn nàn của bác sĩ lẫn người bệnh về chất lượng thuốc.

“Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc cao huyết áp kêu trời vì viên thuốc thì to đùng mà uống xong hàng giờ, huyết áp vẫn không xuống. Nhiều loại kháng sinh mang tiếng là hàng ngoại, bác sĩ điều trị đúng phác đồ nhưng cả tuần, bệnh vẫn không dứt hẳn. Lúc này, BV buộc phải hội chẩn để đổi thuốc cho bệnh nhân hoặc chuyển tuyến điều trị vì ở đó có nhiều thuốc chất lượng tốt lại không nằm trong danh mục được BHYT chi trả tại BV tuyến huyện” - vị lãnh đạo BV phàn nàn.

Một buổi mở thầu nhận hồ sơ đấu thầu thuốc năm 2013-2014 tại Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội)
Một buổi mở thầu nhận hồ sơ đấu thầu thuốc năm 2013-2014 tại Bệnh viện Việt Đức (TP Hà Nội)

Đại diện sở y tế của một số địa phương cũng cho biết tuy chưa cơ sở điều trị nào có đánh giá cụ thể về hiệu quả điều trị của thuốc giá rẻ trúng thầu nhưng qua thực tế, bác sĩ và người bệnh đều nhận thấy tác dụng kém hơn.

“Có những loại thuốc kháng sinh giá chỉ 9.000 đồng/lọ, bệnh nhân điều trị 5 ngày chưa hết nhiễm trùng, trong khi đổi sang loại thuốc khác cùng hoạt chất giá chỉ 44.000 đồng/lọ thì hiệu quả ngay sau 1-2 ngày dùng. Trong hoàn cảnh này, bệnh nhân vừa mất tiền cùng chi trả, kéo dài ngày điều trị mà vẫn phải bỏ tiền túi để mua thuốc thay thế. Tất nhiên,  thuốc đã được lưu hành thì phải đạt tiêu chuẩn, những bệnh thông thường thì không đòi hỏi quá cao nhưng với bệnh nặng thì phải cần đến những thuốc tốt ” - một bác sĩ điều trị phản ánh.

Hiện danh mục thuốc BHYT được phân theo hạng BV nên có những tuyến điều trị hoàn toàn không có thuốc biệt dược, đặc trị mà chủ yếu là thuốc nội và loại xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ. “Chính vì thế, nếu bác sĩ BV tuyến huyện hay tuyến tỉnh kê thuốc ngoài danh mục bảo hiểm là lập tức bị cơ quan bảo hiểm xuất toán. Rốt cuộc, thuốc giá rẻ nhưng chất lượng kém thì bệnh nhân vẫn lãnh hậu quả” - đại diện Sở Y tế tỉnh Bến Tre thẳng thắn.

Chất lượng sẽ bảo đảm

Để khắc phục tình trạng thuốc giá rẻ nhưng chất lượng chưa cao tràn vào BV, Thông tư 01 sẽ được sửa đổi. Theo đó, các thuốc tham gia đấu thầu được phân chia theo nhóm (biệt dược và generic).

Các thuốc sản xuất ở các quốc gia có nền công nghiệp dược phát triển được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng (châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…) sẽ không ở cùng nhóm với các thuốc sản xuất bởi những quốc gia kém phát triển hơn.

Theo Cục Quản lý dược Bộ Y tế, việc đưa các tiêu chí cụ thể giúp cạnh tranh lành mạnh, tránh được tình trạng thuốc có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng nhưng sản xuất từ các quốc gia có nền công nghiệp dược kém phát triển, chất lượng thấp hơn thì trúng thầu vì giá rẻ, cản trở thuốc chất lượng cao vào BV.

Ngày 21-12, tại buổi phổ biến một số quy định mới về đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, cho biết với các quy định tại Thông tư 01 và Thông tư 01 sửa đổi (quy định về đấu thầu mua thuốc trong BV), chi phí cho mua thuốc giảm khoảng 20%-30%. Thông tư này đã tăng tính cạnh tranh trực tiếp về giá giữa các thuốc trong cùng một nhóm sản phẩm mà vẫn tương đồng về chất lượng.

Ngoài ra, với quy định mới, các BV khi cần mua thuốc bổ sung có thể được mua thêm tương đương 20% thuốc đã lập kế hoạch hoặc giá trị 2 tỉ đồng (thay vì chỉ được mua bổ sung với giá trị tương đương 1 tỉ đồng như hiện nay) mà không phải đấu thầu lại.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực dược phẩm, đây được coi là “hàng rào” kỹ thuật ngăn cản thuốc kém chất lượng tràn vào BV mà không vi phạm cam kết WTO. Với quy định này, thuốc thuộc Ấn Độ, Trung Quốc… sẽ không nằm cùng nhóm thuốc sản xuất tại các nước có nền công nghiệp dược phát triển và được đánh giá cao về chất lượng. Như vậy, các thuốc có chất lượng và giá rẻ sẽ có cơ hội trúng thầu nhiều hơn.

Ngoài ra, thông tư mới cũng sẽ xem xét việc nên đưa nguồn gốc nguyên liệu là một trong những tiêu chí để chấm thầu hay không. Bởi lẽ, thuốc cùng hàm lượng, hoạt chất và dạng bào chế nhưng nếu nguyên liệu có nguồn xuất xứ từ châu Âu thì giá thành sẽ cao hơn.

Thêm cơ hội cho thuốc nội

Theo ông Trương Quốc Cường, với dự thảo đấu thầu thuốc sửa đổi, thuốc nội sẽ có cơ hội trúng thầu nhiều hơn. Trong dự thảo này, thuốc nội có quyền tham dự đấu thầu ít nhất là 2 nhóm. Ngoài ra, nếu thuốc nội còn có chất lượng tốt được lưu hành tại các nước có nền công nghiệp dược phát triển và có hệ thống kiểm soát chất lượng thuốc ngặt nghèo, có đánh giá tương đương sinh học thì sẽ được tham gia dự thầu ở cả 5 nhóm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo