xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sông ô nhiễm, nhà máy nước “lên ruột”

THU HỒNG

Việc phá rừng đầu nguồn để xây thủy điện cộng với tình trạng xả thải không kiểm soát trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn khiến nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng

Kết quả khảo sát tại các điểm thu nước Hóa An, Hòa Phú của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) mới đây cho thấy các chỉ tiêu về COD (nhu cầu ôxy sinh hóa), ammoniac, hàm lượng vi sinh, chất rắn lơ lửng của nguồn nước thô từ các sông Sài Gòn, Đồng Nai đều tăng và diễn biến bất thường so với trước. Điều đáng lo ngại là nguồn nước sông Sài Gòn, Đồng Nai là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân.

Nhiều chỉ tiêu tăng gấp 4 - 16 lần

Đang là thời điểm giữa mùa mưa nên tình hình xâm nhập mặn tạm thời không còn nhưng tình trạng nguồn nước thô bị ô nhiễm nặng vẫn khiến các nhà máy nước đứng ngồi không yên.
Theo khảo sát của Sawaco, các chỉ tiêu COD, ammoniac, chất rắn lơ lửng trên sông Sài Gòn – nơi cung cấp hàng trăm ngàn mét khối nước thô cho Nhà máy Nước Tân Hiệp - 2 năm gần đây đều tăng cao so với các năm trước.
Với chỉ tiêu COD, quy định không vượt quá 10 mg/l nhưng nồng độ COD từ năm 2008 đến nay đều xấp xỉ ở mức báo động và nhiều thời điểm trong năm vượt chuẩn. Về tổng chất rắn lơ lửng (được xác định dựa trên độ đục nước sông) không ổn định, có vài thời điểm vượt quy chuẩn cho phép (khoảng 20 mg/l).
Đáng lo nhất là chỉ tiêu ammoniac trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng nồng độ gấp từ 5 đến 10 lần so với quy chuẩn cho phép (khoảng 0,1 mg/l), thời điểm cao nhất có khi lên đến 1 mg/l, tức tăng 10 lần so với quy định.
img

Khu vực xử lý nước sinh hoạt của Nhà máy Nước BOO Thủ Đức. Ảnh: Ánh Nguyệt

Tương tự, nguồn nước thô lấy từ sông Đồng Nai, cung cấp hơn 1 triệu m3 mỗi ngày cho các nhà máy nước Thủ Đức, BOO Thủ Đức, BOT Bình An… cũng đang trong tình trạng báo động. Hàm lượng vi sinh ngày càng tăng và hiện đã vượt chuẩn từ 2 đến 4 lần. Riêng hàm lượng ammoniac đang tăng nhanh và vượt chuẩn từ 4 đến 16 lần.
Hàm lượng các chất hữu cơ cũng tăng khá nhanh, hiện tại tuy chưa vượt chuẩn nhưng luôn xấp xỉ chuẩn cho phép. Khi hàm lượng các chất hữu cơ trong nước tăng cao sẽ hạn chế quá trình khử sắt và mangan trong nước, riêng hàm lượng ammoniac nếu quá cao nhưng qua quá trình xử lý không tốt sẽ tạo ra hợp chất nitrat và nitrit - Sawaco cảnh báo.

Phải tăng lượng hóa chất để xử lý

Đáng lo ngại hơn, từ đầu năm 2011 đến nay, do có thời điểm nguồn nước thô bị ô nhiễm nặng nên các nhà máy nước phải tạm ngưng phát nước trong vài giờ để xử lý, hòa lẫn với nguồn nước dự trữ trong các bể chứa để hòa tan nguồn nước ô nhiễm. Ngoài biện pháp hòa lẫn nước dự trữ với nguồn nước thô thì biện pháp duy nhất để xử lý nguồn nước ô nhiễm là tăng lượng hóa chất để xử lý.

Đưa bảng so sánh lượng hóa chất dùng để xử lý nước trong 6 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 cho chúng tôi xem, ông Võ Quang Triết, Giám đốc Nhà máy Nước Tân Hiệp, cho biết hầu hết các lượng hóa chất đều tăng.
Ví dụ hàm lượng vôi dùng để trung hòa nước tăng 3,49 g/m3, hàm lượng phèn dùng xử lý độ đục của nước tăng 0,18 g/m3, hàm lượng PAC dùng để lắng cặn tăng 0,95 g/m3 và hàm lượng clo dùng để xử lý ô nhiễm tăng 0,93 g/m3.
Nếu trung bình một ngày nhà máy phải xử lý 300.000 m3 nước thì lượng hóa chất tăng lên không phải nhỏ. Trước tình hình này, Nhà máy Nước Tân Hiệp phải gửi văn bản cho Sawaco xin điều chỉnh chi phí khoán vì chi phí phát sinh do tăng lượng hóa chất xử lý nước đến thời điểm này là 1,8 tỉ đồng.
Ông Triết lo lắng: “Vấn đề ô nhiễm nguồn nước thô rất đáng lo ngại. Những năm trước chưa có tình trạng nhà máy phải giảm phân nửa lượng nước sông, dùng nguồn dự trữ để thay thế, trong khi đến thời điểm này, tổ xử lý nước phải vài lần giảm lượng nước sông để bảo đảm chất lượng nước. Điều may mắn là hiện Nhà máy Nước Tân Hiệp đã đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến 3 bể chứa với công suất 112.000 m3”.
Theo ông Triết, để bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt ổn định, trước mắt chỉ có thể tăng lượng hóa chất xử lý nước nhưng về lâu dài các sở, ngành cần có những giải pháp cứng rắn để bảo vệ các dòng sông lớn.
Riêng giải pháp tình thế vẫn được Sawaco tiến hành như nghiên cứu di dời nguồn nước thô lên các hồ chứa đầu nguồn như Dầu Tiếng, Trị An… hoặc xây dựng hồ lắng để tiếp nhận và lưu giữ nguồn nước thô trong khoảng thời gian nhất định, sử dụng các công nghệ mới có chất ôxy hóa mạnh để loại bỏ các chất ô nhiễm đến giới hạn cho phép.

“Cầu cứu” UBND TPHCM

Theo báo cáo vừa được Sawaco gửi UBND TPHCM, tình hình ô nhiễm trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đang diễn biến rất xấu, vượt khả năng đầu tư công nghệ xử lý của các nhà máy nước.
Do đó, Sawaco kiến nghị TP sớm giao các sở, ngành triển khai các biện pháp và chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế kịp thời tình trạng ô nhiễm trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
Kiến nghị Ủy ban Bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai tăng cường kiểm tra đồng bộ giữa các tỉnh, thành và từ thượng nguồn đến hạ nguồn của lưu vực sông Đồng Nai.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo