xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tài nguyên nước đang cạn kiệt

THU SƯƠNG

Niềm tự hào về sự dồi dào của nguồn nước ở TPHCM đang phải nhường chỗ cho những lo lắng về sự suy giảm nguồn tài nguyên này

Theo chiến lược quản lý tài nguyên nước của TPHCM, đến năm 2010 sẽ cải thiện tình trạng ô nhiễm nước mặt, khống chế trữ lượng khai thác để bảo tồn nguồn tài nguyên nước dưới đất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, có thể coi mục tiêu này đã thất bại, nguồn nước đang có sự suy giảm về lượng lẫn chất.

Nước sông ô nhiễm, nước ngầm cạn kiệt

Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguồn cung cấp nước chính cho TPHCM, đang ô nhiễm vi sinh và hữu cơ rất cao. Mỗi ngày, hệ thống này tiếp nhận trên 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt, công nghiệp (hầu hết chưa qua xử lý) và hàng trăm tấn chất thải rắn từ TP cũng như khu vực đầu nguồn đổ về, ngày càng có nhiều đoạn sông “chết” khi không còn khả năng tiếp nhận ô nhiễm. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao khiến hệ thống sông nhiễm mặn sâu và kéo dài. Nước ngầm cũng chịu chung số phận, ô nhiễm len lỏi vào khá nhiều tầng chứa nước, đặc biệt là những khu vực công nghiệp và dân cư tập trung.

img

Đường ống cấp nước bị vỡ,  nước chảy lênh láng trên đường

Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận ngày 13-10. Ảnh: XUÂN DANH

Một trong những lợi thế phát triển của TP là nguồn nước dồi dào: Lượng mưa 1.935 mm/năm, trữ lượng nước hệ thống sông Đồng Nai cung cấp 38,6 tỉ m3/năm, trữ lượng nước ngầm khai thác an  toàn khoảng 0,8 triệu m3/ngày đêm. Song cũng chính sự dồi dào này đã dẫn đến lạm dụng quá mức trong việc quản lý, khai thác sử dụng.
Lượng mưa hằng năm lớn nhưng chỉ tập trung vào 4 tháng mùa mưa, nước mưa không được tích trữ gây ngập lụt, trong khi mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Ngoài ra, tỉ lệ thất thoát nước sạch bình quân của TP là 34%, thậm chí có những nơi lên đến 52%. Trong khi 20% dân số thiếu nước sạch phải tìm cách khai thác nước sử dụng, phổ biến nhất là khoan giếng.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, trên địa bàn TP hiện có khoảng 200.000 giếng khoan trong hộ dân và 1.000 giếng khoan công nghiệp, khai thác trên 400.000 m3 nước ngầm/ngày đêm. Việc khai thác tràn lan khiến ô nhiễm nguồn nước gia tăng và sụt giảm mực nước các tầng nước ngầm. 

Hạ tầng xuống cấp

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, bên cạnh cơ chế, chính sách quản lý, TP cũng đang kêu gọi đầu tư hạ tầng quản lý nguồn nước. Bởi lẽ hệ thống cấp nước TP đã có từ hơn 100 năm trước, Nhà máy Nước Thủ Đức được xây dựng từ năm 1963, cả công trình và công nghệ đều đã xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp đã có những biện pháp bắt buộc xử lý cục bộ trước khi xả vào môi trường nước nhưng nước thải sinh hoạt vẫn chưa được thu gom xử lý tập trung.
Theo quy hoạch của TP, nước thải sinh hoạt các khu dân cư  hiện hữu và đô thị sẽ được thu gom theo 9 lưu vực, tại mỗi lưu vực sẽ có một nhà máy xử lý tập trung với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Nhà máy Xử lý Nước thải Bình Hưng - Bình Chánh đưa vào hoạt động nhưng nhà máy này lại liên tục phát sinh các vấn đề về công nghệ trong quá trình xử lý.  Do đó, TP đang và sẽ cần nhiều nguồn lực về tài chính và công nghệ cho các giải pháp hạ tầng.  Đồng thời, một số giải pháp tổng quát mà TP sẽ tiến hành để bảo vệ nguồn nước:
Hoàn thiện quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, nhất là đất trồng cây xanh, triển khai các dự án bảo vệ môi trường nước và tài nguyên nước, tìm kiếm công nghệ xử lý thích hợp cho các nguồn cấp nước mới (nước phèn, nước lợ…). Để đến năm 2020, chất lượng nước mặt hệ thống kênh rạch khu trung tâm đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam, các chỉ số ô nhiễm nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn vùng hạ lưu không tăng so với trước khi chảy vào trung tâm TP, giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng…

Thế nhưng, các giải pháp này dường như còn quá “dài hơi” so với “bệnh tình” nặng theo ngày của nguồn nước. Theo các nhà khoa học, trong lúc chờ được “chữa trị bệnh”, các cơ quan chức năng liên quan nên siết chặt quản lý để nguồn nước không bị “bệnh” thêm nữa.

Nhanh chóng cứu nguồn nước

Theo quy hoạch tổng thể cung cấp nước TPHCM đã được Thủ tướng phê duyệt, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ là 1,7 triệu m3/ngày đêm (chưa kể nguồn nước trong nông nghiệp). Đến năm 2015, nhu cầu này tăng lên khoảng 2,7 triệu m3/ngày đêm và đến năm 2025 là 3,55 triệu m3/ngày đêm.
Trong đó, nhấn mạnh nguồn nước cấp chủ yếu dùng nước mặt, hạn chế khai thác nước ngầm.  Qua đó có thể thấy nhu cầu sử dụng và trữ lượng nguồn nước ngày càng tiệm cận nhau.
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng TP nên có những giải pháp thiết thực và nhanh chóng hơn để cứu lấy nguồn nước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo