xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tây” đến Việt Nam chữa bệnh

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Trong khi nhiều người trong nước chấp nhận tốn kém ra nước ngoài chữa bệnh, bệnh nhân nước ngoài lại tìm đến Việt Nam do hiệu quả chữa trị cao, chi phí lại thấp

Việc ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị và thành công với nhiều ca bệnh khó, những năm gần đây, các cơ sở y tế trong nước ngày càng đón tiếp nhiều bệnh nhân nước ngoài đến chữa trị.

Thành công trong nhiều ca bệnh khó

Cuối tháng 11- 2013, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Việt Đức ở Hà Nội đã cứu sống nữ du khách người Mỹ không may mắc bệnh tắc động mạch phổi cấp tính do huyết khối. Đây là bệnh cấp tính, hiếm gặp và có nguy cơ tử vong cao. Sau 6 giờ phẫu thuật, nhiều khối máu đông đã được lấy ra khỏi động mạch, bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch. Qua 10 ngày điều trị tiếp theo, sức khỏe bệnh nhân ổn định trở lại.

Trước đó, tháng 5-2012, Viện Tim mạch - BV Bạch Mai (Hà Nội) đã cấp cứu và phẫu thuật thành công lóc tách động mạch chủ cho bệnh nhân người Nhật Singo Gose (58 tuổi) đang làm việc tại Việt Nam. Để xử lý ca bệnh khó này, các chuyên gia đầu ngành tim mạch Việt Nam đã hội chẩn và kết luận bệnh nhân phải phẫu thuật gấp, nếu không tính mạng sẽ bị đe dọa.

 

Bệnh nhân Singo Gose (giữa) trong ngày xuất viện
Bệnh nhân Singo Gose (giữa) trong ngày xuất viện

 

TS Dương Đức Hùng - Viện Tim mạch, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật - cho biết trước khi đồng ý phẫu thuật, người thân ông Gose đã điện thoại cho các chuyên gia y tế ở Nhật để xin tư vấn phương án chữa trị và đánh giá tay nghề của các bác sĩ Việt Nam. Sau 14 ngày được phẫu thuật, sức khỏe ông Singo Gose ổn định và xuất viện.

Từng tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân nước ngoài, bác sĩ Nguyễn Vũ Bảo Anh, Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương), cho biết BV đang điều trị cho một người Mỹ hơn 50 tuổi, mắc bệnh về máu. Sau hơn 1 tháng điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đang tiến triển tốt.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, bệnh nhân nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh ngày càng tăng, trong đó có nhiều bệnh nan y. Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, cho biết ở TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng là nơi thu hút nhiều bệnh nhân nước ngoài.

Tại các cơ sở điều trị hiếm muộn uy tín ở TP HCM, số lượng Việt kiều và người nước ngoài đến khám, chữa trị liên tục tăng. Đã có hàng ngàn người từ nước ngoài đến TP HCM điều trị vô sinh, trong đó có nhiều vợ chồng đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Kenya, Tanzania… đã tìm được hạnh phúc.

Ưu thế về thụ tinh trong ống nghiệm

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, gần đây, ngày càng nhiều người nước ngoài hiếm muộn đến Việt Nam thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTON). TS Tiến cho biết tỉ lệ thành công bằng TTON tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (BV Phụ sản Trung ương) đạt 50%-60%, trong khi Singapore, Thái Lan chỉ đạt khoảng 40%, chi phí lại cao hơn nhiều.

GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết hiện có nhiều người nước ngoài đến viện điều trị các bệnh về máu. Bên cạnh đó, số bệnh nhân sau điều trị ở nước ngoài về Việt Nam tiếp tục theo dõi cũng không nhỏ.

“Với ung thư, do áp dụng phác đồ chuẩn, mới nhất nên khả năng điều trị căn bệnh này của Việt Nam cũng như các nước có nền y học hiện đại. Bên cạnh đó, các loại thuốc đặc trị ung thư đắt tiền, mới nhất cũng không thiếu ở Việt Nam. Trong khi đó, chi phí điều trị một ca bệnh ung thư tại Việt Nam chỉ bằng 40%-50% so với các nước có nền y học phát triển. Đơn cử, một ca ghép tế bào gốc đồng loại ở Việt Nam chỉ khoảng 350-450 triệu đồng, trong khi ở nước ngoài phải tốn cả tỉ đồng, chưa kể các chi phí đi lại và ăn ở” - GS-TS Trí phân tích.

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức - một trong những cơ sở đã thực hiện thành công hàng trăm ca ghép tạng - khẳng định kỹ thuật ghép tạng của bác sĩ Việt Nam không thua kém các nước phát triển. Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân. Chi phí ghép tạng ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 so với ở nước ngoài.

“Điều mà chúng tôi tự hào là bệnh nhân ghép tạng được sàng lọc và kiểm tra chặt chẽ các chỉ số trước khi ghép, tránh được tai biến về sau. Trong khi đó, không ít bệnh nhân ra nước ngoài ghép tạng lâm vào cảnh tiền mất tật mang vì nhiều BV ở đó không kiểm tra kỹ từ lúc đầu. Do đó, có lúc BV phải tiếp nhận điều trị đến 5-6 trường hợp sau khi ghép tạng ở nước ngoài về bị tai biến hoặc phải ghép lại” - TS Quyết nói. 

 

“Chảy máu” cả tỉ USD mỗi năm

Theo ước tính của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 bệnh nhân ra nước ngoài chữa trị với chi phí xấp xỉ 2 tỉ USD. Theo các bác sĩ, ngoài việc chưa tin thầy thuốc trong nước, vấn đề BV quá tải là nguyên nhân gây “thất thoát” bệnh nhân.

TS Dương Đức Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia (Hà Nội), cho rằng khó mà “lôi kéo” được những bệnh nhân nhiều tiền khi mà 2-3 người nằm một giường, 100 bệnh nhân sử dụng chung một nhà vệ sinh...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo