xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tết … con không về!

HỒNG NHUNG - TRẦN THƯỜNG

Cuộc sống nghèo khó đã ngăn trở niềm vui sum họp dịp Tết đến Xuân về của nhiều gia đình nhưng không làm vơi niềm lạc quan của những người con giàu nghị lực, vì tương lai, chấp nhận những cái Tết ly hương

Sau kỳ thi căng thẳng, khi bạn bè nô nức chuẩn bị về quê đón Tết thì Bùi Thị Thu Hà, sinh viên (SV) Khoa Triết học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, lại tất bật đi làm thêm. “Nơi nào cũng khan hiếm lao động thời vụ trong Tết nên tôi dễ dàng có được chân bảo vệ Thương xá Tax và đường hoa Nguyễn Huệ” - Hà nói lúc tranh thủ ăn vội hộp cơm trong giờ nghỉ trưa.

Giao thừa, chắc mẹ mong lắm!

Quê Hà ở tỉnh Hòa Bình. Bốn năm trước, cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển ĐH, xen trong niềm vui là nỗi lo lắng trên khuôn mặt cha mẹ. Hiểu hoàn cảnh gia đình, ngoài số tiền trợ vốn 5 triệu đồng/học kỳ của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà tự kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Bốn năm xa quê thì 3 năm Hà phải cố quên nỗi nhớ nhà, ở lại TP HCM làm thêm.

Sinh viên Bùi Thị Thu Hà tận tình hướng dẫn du khách trong Thương xá Tax, TP HCM 
                                                                                                      Ảnh: HỒNG NHUNG
Sinh viên Bùi Thị Thu Hà tận tình hướng dẫn du khách trong Thương xá Tax, TP HCM Ảnh: HỒNG NHUNG

Với công việc bảo vệ trong những ngày Tết, Hà kiếm được 25.000 đồng/giờ, cao hơn 10.000 đồng so với ngày thường. “Nhìn nhiều gia đình vui vẻ nắm tay nhau du Xuân, sắm Tết, lòng tôi thắt lại. Giao thừa, chắc mẹ mong tôi lắm” - Hà rơm rớm nước mắt.

Cách đấy không xa, Phan Bá Quang (quê tỉnh Quảng Trị), SV Trường ĐH Văn Hiến, lúi húi ghi số xe, hướng dẫn khách để xe đúng nơi quy định. Nhìn sự chững chạc, cách làm việc chuyên nghiệp, ít ai biết được nhân viên giữ xe này mới là SV năm thứ nhất. Quang cho biết năm qua, quê nhà bị lũ lụt liên tục nên em quyết định không về quê vào dịp Tết mà ở lại làm thêm kiếm tiền. Việc giữ xe tuy vất vả nhưng mang lại cho Quang thu nhập 150.000 đồng/ngày.

Phục vụ nhà hàng trong Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên từ mùng 1 Tết, Đặng Đức Lộc, SV Khoa Báo chí Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP, kiếm được 135.000 đồng/ngày. Gia đình nghèo, Lộc tự lập từ học kỳ đầu tiên trên giảng đường. Những ngày thường, cộng tác với các tờ báo là việc làm thêm được Lộc ưu tiên. Lộc tâm sự: “Quyết định ở lại TP ăn Tết, ngoài việc viết báo, tôi tranh thủ làm việc thời vụ này để có thêm thu nhập” .

Rồi cũng qua hết!

Những ngày đầu năm mới Tết Giáp Ngọ 2014, chúng tôi đến nhà ông Hoàng Thanh Tâm, ngụ thôn Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp rêu bám đầy tường, ông Tâm cho biết Tết năm nay buồn hơn bởi 2 đứa con gái vắng nhà.

Vắng 2 đứa con gái, Tết ở nhà ông Hoàng Thanh Tâm (Quảng Nam) kém vui 
Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Vắng 2 cô con gái, Tết ở nhà ông Hoàng Thanh Tâm kém vui

 

Vắng 2 đứa con gái, Tết ở nhà ông Hoàng Thanh Tâm (Quảng Nam) kém vui Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Hai vợ chồng làm nghề biển, thu nhập bấp bênh nên việc lo cho 5 đứa con đi học đã hụt hơi. Vậy mà năm qua, liên tục các cơn bão quét qua làm cuộc sống gia đình thêm khốn đốn. Cô con gái đầu của ông Tâm là Hoàng Thị Thanh Ly (SN 1994), đang là SV năm thứ 2 ngành du lịch của trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Dù đi học cách nhà chưa đầy 100 cây số nhưng Ly đã quyết định ở lại Đà Nẵng làm thêm dịp Tết. Em của Ly là Hoàng Thị Dưỡng, năm nay học lớp 12, cũng theo chị đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp ba mẹ.

Bà Trần Thị Chín, mẹ Ly, cho biết từ khi vào ĐH, Ly phải làm thêm. Đã 2 năm nay, Tết nào Ly cũng vắng nhà. “Tết mà gia đình không đầy đủ thì ai chẳng buồn nhưng vì điều kiện, năm qua bão lụt ghê quá, đi biển cũng gặp khó khăn nên đành chấp nhận chứ biết làm sao. Tụi nhỏ lớn lên trong khó khăn, hy vọng sau này khôn lớn sẽ làm được nhiều việc cho bản thân và gia đình” - bà Chín tâm sự.

Trò chuyện với chúng tôi qua điện thoại, Thanh Ly cho biết em ở lại Đà Nẵng làm phục vụ ở quán cà phê và nhà hàng. Công việc không vất vả lắm nhưng mỗi ngày ít nhất cũng kiếm được 250.000 đồng. “Đây là cái Tết thứ 2 em xa nhà, mỗi lần đi làm thì thôi, tối về nghĩ đến gia đình thì buồn lắm, nhiều khi em nằm khóc một mình. Tuy nhiên, vì việc học nên em cố gắng, rồi cũng qua hết!” - Ly bộc bạch.

Cùng hoàn cảnh như Ly là em Cao Thị Phượng (SN 1994), SV năm 2 Trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng. Mẹ Phượng, bà Nguyễn Thị Ba (SN 1954, ngụ thôn Tân Bình), cho biết nhà có đến 8 anh em, ba Phượng mất trong cơn bão Chanchu năm 2006 nên chuyện ăn học hầu như Phượng tự lo. Tết này, em ở lại Đà Nẵng xin phục vụ ở các quán cà phê để kiếm tiền đóng học phí. “Ngày mùng 1 Tết, nó gọi điện về nhà chúc Tết. Ngày Tết vắng con cái cảm thấy thiếu thốn ghê lắm” - bà Ba buồn hiu.

Kỳ tới: Năm sau, tụi nó ra trường...

Ấm lòng sinh viên xa quê

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ  2014, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh - Sinh viên TP HCM đã phối hợp với các ban, ngành trao 1.000 phần quà (trị giá 500.000 đồng/phần) cho SV khó khăn và SV dân tộc thiểu số ở lại TP ăn Tết. Từ năm 1999 đến nay, trung tâm đã hỗ trợ khoảng 30.000 SV nghèo ở lại TP làm thêm trong dịp Tết với kinh phí gần 3 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo