xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tết "đất liền" của người làng phong

Hoàng Dũng- Trần Thường

(NLĐO) - Sau 44 năm sống tách biệt bởi căn bệnh phong quái ác, người làng Vân (còn gọi là làng phong, Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã về cư ngụ trong nội đô Đà Nẵng được 5 tháng qua.

Tết Quý Tỵ năm nay là mùa xuân đầu tiên người dân làng Vân được đón tết, vui xuân trong đất liền, sau gần nửa thế kỷ sống biệt lập.

Đón Tết như trong mơ

Đến khu tái định cư của làng Vân (tổ 13, 14, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vào những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận được niềm vui luôn thường trực trên gương mặt của những con người nơi đây.
 
Bên trong những dãy nhà cấp 4 được sơn quét một cách khang trang sạch sẽ, tiếng trẻ em ê a vui đùa trong bộ quần áo mới. Các cụ già bắt chiếc ghế đẩu ngồi trước sân như đang chờ đợi một tuổi mới vui cùng con cháu.
 
img
Những đứa trẻ của làng Vân nô đùa trước những căn nhà khang trang. Ảnh: Hoàng Dũng
 
Sống gần trọn cuộc đời ở làng Vân, cụ Nguyễn Sanh (87 tuổi) chưa bao giờ nghĩ mình có thể đón một cái Tết ở đất liền.
 
“Cứ nghĩ vợ chồng tôi chẳng bao giờ có thể đặt chân trở lại đất liền chứ nói gì đến chuyện đón Tết. Năm nay có đứa cháu trong quê ra thăm, tôi phải kêu nó chở đi thăm mấy cây cầu mới được. Ngày trước, ở ngoài làng Phong nhìn thấy mấy cây cầu giăng điện sáng trưng, tôi bảo với bả, chẳng biết khi nào được một lần đặt chân đến đó, giờ điều đó sắp trở thành hiện thực rồi”- cụ Sanh nhìn người vợ già cười hạnh phúc.

Nhớ nồi bánh tét

Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết người dân làng Vân đều cho hay, dù vào nơi ở mới mọi thứ đều khang trang, thuận lợi hơn nhiều nhưng tết này bà con nơi đây không có điều kiện để nấu nồi bánh tét, bánh chưng nên thấy hơi buồn.

“Ngày trước, Tết ở ngoài làng tuy nghèo khó nhưng vui lắm. Năm nào bà con cũng mổ heo, góp nếp nấu bánh tét. Ngoài làng cũ, cái gì cũng có sẵn, củi lửa tha hồ, lá chuối cũng chẳng làm gì cho hết. Ở đây cái gì cũng phải mua, năm nay tôi chỉ mua 1 đòn bánh tét để thờ cúng thôi”, cụ Xứng bộc bạch.
Cụ Sanh vui mừng cho biết, ngày trước mỗi lần đâu ốm phải vất vả ngồi trên ghe đò hơn một giờ đồng hồ mới được vào đất liền đến bệnh viện, nhưng  từ khi chuyển vào đây được ở nhà mới khang trang, xe cộ đông vui, gần nơi mua sắm, bệnh viện cũng gần bên nên không còn phải lo toan gì nhiều.
 
Cạnh nhà cụ Sanh, ông Đặng Văn Tâm (48 tuổi) cùng vợ đang bày xếp lại dĩa trái cây lên bàn thờ. Ông Tâm cho biết, ra năm vợ chồng anh định thuê gian hàng bỏ vốn kinh doanh.
 
“Vợ chồng tôi quyết định thuê một gian hàng bán tạp hóa kiếm thêm thu nhập để lo cho các con ăn học”, ông Tâm chia sẻ.
 
Ông Nguyễn Văn Xứng, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ 13, 14, cho biết Tết năm nay như đến sớm hơn với bà con làng Vân, vì mỗi ngày đều có một vài đoàn từ thiện đến thăm nên ai cũng thấy vui vì có rất nhiều người quan tâm đến họ.

Vừa rồi, phường Hòa Hiệp Bắc đã hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo để bà con ăn Tết.

“Ăn Tết ở đây rộn ràng đông vui hơn nhiều, nhìn ai cũng hớn hở ra mặt. Ngày trước ở ngoài kia cách biệt, chẳng thể đi đâu được để mua sắm. Người làng Vân chúng tôi ăn Tết cũng giản dị lắm, mớ rau, nải chuối rừng, mấy bà con mổ thêm một con heo nữa để có thịt cho con cháu vui. Chứ cách biệt thế lấy đâu ra đón cái Tết sung túc được”, chỉ tay về hướng làng Vân cũ, ông Xứng nhớ lại.
 
Không còn sự kỳ thị
 
“Trước đây, nghe tin vào đất liền vui lắm, nhưng khi nghe có nhiều người kỳ thị, chúng tôi lại thấy buồn gấp đôi. Cứ sợ mọi người ghét bỏ thì chắc không sống nổi. Nhưng bây giờ mọi người ở đây sống vui vẻ lắm, họ cũng không còn coi chúng tôi là người bệnh nữa”, cụ Trương Thị Út (83 tuổi) tâm sự.
 
Theo cụ Út, hành trình trở về đất liền đối với những người làng Vân hết sức chông gai.
 

img

img

 
img
Người dân Làng Vân nhận quà từ những tấm lòng hảo tâm đến tặng trong dịp tết Quý Tỵ. Ảnh: Hoàng Dũng

45 gắn đời mình với ngôi làng bên kia đảo, ai cũng nghĩ số phận mình sẽ  mãi gắn liền với ngôi làng. Khi người làng Vân nhận được tin vui sắp được vào đất liền sinh sống thì lại gặp sự phản đối quyết liệt từ những người dân vì sợ lây bệnh.

Điều đó làm người làng Vân tủi phận. Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính quyền, qua nhiều cuộc nói chuyện, vận động tuyên truyền, điều mà nhiều người lo lắng khi vào đất liền bị sự kỳ thị đã không xảy ra. Thay vào đó, sau 5 tháng vào đây sinh sống, những người làng Vân dã dần hòa nhập tốt với cộng đồng.
 
“Chúng tôi cũng lo lắng bởi trước khi người dân chuyển vào nhiều người phản ứng rất gắt gao. Khoa học nay đã hiện đại, người làng Vân nay không còn bệnh như xưa nữa. Thấy người dân sống vui vẻ, hòa nhập tốt, chúng tôi cũng rất yên tâm”- một cán bộ phường Hòa Hiệp Bắc chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ông Văn Dũng, chánh văn phòng UBND quận Liên Chiểu, cho biết việc tạo công ăn việc làm cho người dân làng Vân cần phải có lộ trình bởi vì đa số người dân có trình độ văn hóa hạn chế, thêm nữa họ quen với lối sống tự do nên việc tạo việc làm phù hợp ngay là rất khó.

Vì thế, thời gian tới quận Liên Chiểu sẽ có phương án hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề nghiệp phù hợp cho người dân nơi đây.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo