xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thà chịu phạt chứ quyết không mang theo “bom”

PHẠM HỒ

(NLĐO)- Hai vụ nổ bình cứu hỏa liên tiếp như bom trên ô tô trong một thời gian ngắn đã làm nhiều người dân lo ngại trước quy định của Bộ Công an liên quan đến vấn đề này

“Tôi chấp nhận chịu phạt chứ không thể để bình cứu hỏa trên ô tô của mình”. Đây là lời bày tỏ của ông Nguyễn Hoàng Hải (ngụ quận Ba Đình, Hà Nội) trước việc bình cứu hỏa trên ô tô của ông phát nổ tuần qua. “Rất may là bình cứu hỏa tôi đặt ở cốp xe, nếu đặt ở ngay ghế ngồi thì hậu quả thật không thể tưởng được” - ông Hải nói.

Nguy hiểm ngay... lưng quần

Cùng thời gian này một vụ nổ bình cứu hỏa trên ô tô cũng được ghi nhận tại Tiền Giang. Theo biên bản của công an địa phương, khi phát nổ, chủ ô tô đã ra ngoài xe.

Có lẽ đến bây giờ những người quyết thực hiện quy định trang bị bình cứu hỏa cho ô tô cũng đang phân vân về những mối nguy hiểm từ bình cứu hỏa. Đáng nói là những nguy hiểm này đã được phản ánh và cảnh báo từ lâu. “Ai cũng biết là các loại bình cứu hỏa dễ cháy nổ khi bị tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao. Đặt chúng trong môi trường nóng bức như ô tô (khi không mở máy lạnh) và dằn xóc thường xuyên thì làm sao an tâm khi cầm lái. Hãy tưởng tượng khi đặt bình cứu hỏa bên hông cửa sát lưng quần tài xế như hướng dẫn của cơ quan chức năng thì nguy hiểm đến mức nào. Khi có sự cố phát sinh, tài xế nếu không bị thương thì cũng mất bình tĩnh và tất cả những người đi trên xe sẽ nguy hiểm dường nào” - bạn đọc Nguyễn Thanh Tòng bày tỏ.

 


Bình cứu hỏa trang bị trên ô tô của một chủ xe ở tỉnh Tiền Giang phát nổ vào trưa 16-1. Ảnh: MINH SƠN

Bình cứu hỏa trang bị trên ô tô của một chủ xe ở tỉnh Tiền Giang phát nổ vào trưa 16-1. Ảnh: MINH SƠN

Trước thông tin qua thử nghiệm của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an, bình chữa cháy dạng dung dịch, hóa chất sẽ phát nổ khi gặp nhiệt độ cao, nhiều bạn đọc càng thêm bức xúc.

Bạn đọc Thanh Lãng, nói: “Những thử nghiệm như trên phải được thực hiện trước khi nghiên cứu đưa qua quy định bắt buộc người dân trang bị bình cứu hỏa cho ô tô. Nếu đã có những mối nguy hiểm như thế thì không nên đưa ra quy định, chứ bây giờ bao nhiêu người đã sắm bình cứu hỏa thì tính làm sao. Bỗng dưng tính mạng của bao con người lâm vào cảnh mất an toàn chỉ vì một quy định thiếu tính thực tế, thiếu sự nghiên cứu rõ ràng. Đặt trường hợp có người bị thương vong vì nổ bình cứu hỏa trên ô tô thì ai là người chịu trách nhiệm? Đừng hời hợt với tính mạng người dân”.

Trước thông tin hướng dẫn của cơ quan chức năng về việc phải trang bị bình cứu hỏa chất lượng, có tem kiểm định, nhãn mác rõ ràng... nhiều bạn đọc ngao ngán: “Lại đẩy khó cho dân”. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đặc thù như bình cứu hỏa là của cơ quan chức năng. Chính họ mới có đủ phương tiện, con người, cơ sở pháp lý để làm việc này. Người dân làm sao biết bình cứu hỏa nào an toàn, chất lượng, bình nào là đồ dỏm, đồ nhái. Nếu mua trúng đồ dỏm thì chắc không có cơ hội... rút kinh nghiệm.

Ngán với quy định... trên mây

Về nguyên tắc, trước khi ban hành những quy định liên quan đến đời sống của người dân thì phải được nghiên cứu kỹ càng, lấy ý kiến người dân, các nhà chuyên môn để sát với thực tế. Đằng này “đùng một cái” cơ quan chức năng “tung” ra quy định làm người dân khá ngỡ ngàng. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học đóng góp khá nhiều ý kiến phản biện nhưng mọi việc không có gì thay đổi.

“Hy vọng những vụ nổ trên sẽ là “lời góp ý” thuyết phục nhất để các cơ quan chức năng, những người tham gia soạn thảo quy định nhìn nhận lại ý chí chủ quan của mình về vấn đề trên. Mục đích trang bị bình cứu hỏa là bảo đảm an toàn cho người dân, nhưng nếu bản thân nó không an toàn thì xin bỏ đi cho người dân nhờ” - bạn đọc Nguyễn Văn Có bày tỏ.

Cũng rất dễ thấy, ở ta những quy định “trên mây” không ít và thường được các cơ quan chức năng hồ hởi ban hành. Cách đây chưa lâu, Bộ Y tế cũng từng quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Quy định này chết yểu từ trên văn bản vì quá xa rời thực tế. Bao lâu nay có mấy ai thực hiện quy định này và chúng ta xử lý được nhiêu người? Từ đó đến nay nó đã trở thành câu chuyện cười cợt trên chính... bàn nhậu.

Tương tự, quy định về việc xử phạt vi phạm giao thông đối với người đi bộ cũng thế, chẳng thấy có tác động thực tế và chẳng mấy ai thực hiện. Rồi đề xuất ô tô và mô tô phải mở đèn cả ban ngày mà chẳng ai hiểu để làm gì, thuận lợi như thế nào?

Một chính sách, một quy định quá cảm tính và mang “chất phòng máy lạnh” trở nên xa lạ với cuộc sống người dân thì sao phải khăng khăng thực hiện? Chúng ta có cảm giác các cơ quan chức năng ngại nghe phản biện về những quy định của mình. Phải chăng họ sợ ý kiến của mình không được tôn trọng? Hay lo rằng mình mất sự tuân phục và bao nhiêu nỗi lo không tên khác...?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo