Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, dự án đường hành lang ven biển phía Nam do Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long
làm chủ đầu tư chậm tiến độ và mắc nhiều sai phạm. Trong ảnh: Một phần dự án qua tỉnh Kiên Giang Ảnh: Quý Lâm
Cũng xin nói rõ thêm là tất cả các khoản đầu tư tăng thêm đều là vốn ngân sách, trong khi dự án còn nhiều khoản khác như BOT, BT và vốn ODA.
Nguồn vốn nào thì cuối cùng cũng là nợ công?
- Đúng là xét cho cùng thì ngân sách cũng phải chuyển giao để trả lại trong khi hiện ngân sách không dôi dư nên phải giãn ra. Do vậy, việc bổ sung cần phải tính toán cho kỹ, cần giãn, hoãn, phân kỳ đầu tư dự án cho hợp lý. Ngay cả thiết kế dự án cũng phải thay đổi vì chủ yếu vẫn làm theo cách “cổ điển”. Trung Quốc thi công đường miền núi theo cách bám địa hình mà làm, không xả ta-luy làm đường như Việt Nam. Cách làm này, dù đầu tư tăng lên nhưng sẽ hạn chế được việc sạt lở vùi lấp đường vào mùa mưa lũ, lại giữ được môi trường.
Vấn đề là tăng vốn hàng chục ngàn tỉ đồng trong bối cảnh đất nước đang khó khăn sẽ làm cho nợ công càng nặng nề?
- Đúng là như vậy nhưng trong giai đoạn này, đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giao thông rất quan trọng và phải đi trước một bước để hỗ trợ cho phát triển. Tất nhiên, đối với các dự án không hiệu quả, yếu kém thì phải mạnh tay loại bỏ và xử lý dứt điểm.
Nhưng Dung Quất hay Sơn La có quá cấp thiết không?
- Việc đầu tư nhanh, rút ngắn tiến độ cũng mang lại hiệu quả nhất định như thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng phải lường trước những tác động từ bên ngoài như khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến khủng hoảng trong nước, nhất là khi Việt Nam còn là nền kinh tế mới hội nhập và sức đề kháng còn yếu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, ông Ksor Phước, cho rằng nhiều trụ sở cơ quan xây dựng như cung điện nhưng công năng lại hạn chế nên vô cùng lãng phí. Bên cạnh đó, chi phí thường xuyên đang làm tăng gánh nặng bội chi?
- Thực tế nhiều năm qua cho thấy dư địa để tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn vì lãng phí xảy ra ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong hoạt động công như tràn lan hội nghị, hội họp dềnh dàng nhưng hiệu quả không bao nhiêu, trong khi có thể họp trực tuyến. Rồi lãng phí ngay trong các công sở, từ đầu tư xây dựng trụ sở đến “cha chung không ai khóc” trong sử dụng điện, nước, giấy tờ, xăng - xe đi lại. Hạch toán đầy đủ thì những lãng phí này lại là một khoản không hề nhỏ. Đặc biệt là lãng phí trong mua sắm, sử dụng xe công hay mua vé máy bay VIP khi đi công cán của cán bộ nhà nước. Tất cả những hoạt động này, Chính phủ phải siết lại, đẩy mạnh cơ chế khoán chi trong cơ quan nhà nước và tính chi phí so với hiệu quả công việc thay vì chi trả thoải mái như vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng phải siết lại kỷ cương tài chính của các địa phương bằng cách chi cân đối từ nguồn thu, chứ không phải nguồn thu hụt thê thảm nhưng vẫn chi vô tư theo kế hoạch từ đầu năm?
Thảo luận về Hiến pháp và Luật Đất đai Từ ngày 4 đến 8-11, kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII bước vào tuần làm việc thứ 3. Nội dung đáng chú ý là ngày 4-11, QH sẽ nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Sau đó, QH sẽ thảo luận về dự luật này. Trong ngày 5-11, QH sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ và giải trình về những vấn đề có ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục thảo luận về vấn đề này. Ngày 6-11, QH nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau. Hai nội dung này đều được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Về công tác lập pháp, tuần này, QH cũng nghe tờ trình và cho ý kiến về dự án Luật Hải quan (sửa đổi); Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi); Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Tiếp đó, QH thảo luận về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của viện trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao; công tác thi hành án; về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012; về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38 của QH về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. T.Dũng |
Bình luận (0)