xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thông qua 2 nghị quyết quan trọng

Thế Dũng - Nguyễn Quyết

Yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực thủy điện. “Soi” các địa chỉ dễ phát sinh tham nhũng; hạn chế thấp nhất oan sai trong tố tụng

gày 27-11, Quốc hội (QH) thông qua Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện và Nghị quyết về tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm, trong đó tập trung chống tội phạm tham nhũng.

Lợi dụng khai quang rừng làm thủy điện

Nghị quyết của QH ghi nhận Chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng qua rà soát cho thấy công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế. Một số công trình thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm các quy định, gây tác động tiêu cực; đời sống người dân tái định cư còn gặp nhiều khó khăn; có nơi còn lợi dụng khai quang rừng làm thủy điện với quy mô lớn hơn so với yêu cầu, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép...

Theo QH, nguyên nhân của hạn chế thủy điện có trách nhiệm chỉ đạo của Chính phủ và một số bộ, ngành, UBND tỉnh, thành và đơn vị liên quan.
img
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) phát biểu tại hội trường Ảnh: HOÀNG BẮC

Đáng chú ý, nghị quyết nêu rõ trong năm 2014 tổ chức đánh giá tổng thể các đập, hồ chứa trong cả nước. Phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong năm 2015 đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác. QH yêu cầu kiểm tra, giám sát, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm vi phạm trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy điện. Hằng năm, Chính phủ báo cáo QH kết quả thực hiện nghị quyết.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng

Theo nghị quyết của QH về tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm, trong đó tập trung chống tội phạm tham nhũng, dù năm 2013 đã có nhiều nỗ lực song hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm của Chính phủ, VKSND và TAND còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; tình hình tội phạm, tham nhũng còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; một số tội phạm có chiều hướng gia tăng gây bức xúc trong dư luận.

Nghị quyết của QH giao nhiệm vụ cho Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước tập trung thanh tra, kiểm toán các “địa chỉ” dễ phát sinh tham nhũng như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn. Các cơ quan này phải chủ động chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho cơ quan điều tra, VKSND xem xét khởi tố hình sự và phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện hoặc có dấu hiệu nhưng chỉ xử lý hành chính. Nghị quyết nêu rõ người đứng đầu, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.

Đặc biệt, nghị quyết nêu rõ Chính phủ chỉ đạo các cơ quan điều tra, điều tra viên tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra, tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; trọng chứng hơn trọng cung; không bức cung, nhục hình; không gây oan sai cho người vô tội…

Hôm nay, 28-11, QH biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. 
 

75.000 hộ dân di dời vì thủy điện

Ngày 27-11, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước (WARECOD) phối hợp với Mạng lưới sông ngòi tại Việt Nam tổ chức tọa đàm về các vấn đề liên quan phát triển thủy điện ở Việt Nam.

Theo buổi tọa đàm, cho tới nay, có 75.000 hộ dân phải di dời; thu hồi khoảng 133,931 ha đất các loại. Các hệ thống văn bản quy hoạch, hướng dẫn quy định đền bù, giải phóng mặt bằng đền bù tái định cư khá nhiều và nội dung phức tạp gây không ít khó khăn cho việc thực hiện. Các quy định này cũng thường xuyên điều chỉnh, bổ sung. Do vậy, cần phải nhất thể hóa các loại văn bản này. Chất lượng công trình các khu tái định cư còn hạn chế, chưa phù hợp với tập quán văn hóa của đồng bào dân tộc; một số khu thiếu điện, thiếu nguồn nước, thiếu đất sản xuất, thiếu quỹ đất dự phòng do sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và chủ đầu tư tại các dự án này chưa hiệu quả. Ngoài ra, không có cơ quan đủ năng lực để đánh giá độc lập các thiết kế kỹ thuật của các thủy điện.
B.T.C

Cấp thiết phải có Luật Đầu tư công

QH đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy (GTĐT) nội địa và Luật Đầu tư công. Đặt mối lo GTĐT là nỗi bất an đối với người dân, đại biểu (ĐB) Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) đề nghị Luật GTĐT cần có quy định chặt chẽ về điều kiện của phương tiện tham gia GTĐT nội địa vì hiện nay nhiều phương tiện không đủ điều kiện lưu thông vẫn “vô tư” chạy đã gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng. ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) nêu thẳng hạn chế GTĐT là do quản lý chồng chéo. Cục Đường thủy, Sở Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải... cùng quản lý nhưng thực tế lại để lọt bến tàu hoạt động không phép ở TP HCM. Vì thế, dự luật phải giải quyết được sự chồng chéo giữa các cơ quan.

Nhiều ý kiến bày tỏ sự cấp thiết phải có Luật Đầu tư công để hạn chế tình trạng lãng phí, không hiệu quả, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư công hiện nay. ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) bày tỏ mong muốn dự luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công theo hướng công khai, minh bạch và “chủ đầu tư phải công khai quy mô, thiết kế, thời gian thi công, vận hành công trình... để người dân và các ĐBQH có điều kiện đối chiếu, giám sát.

ĐB Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng dự luật đã “quên” một nguồn đầu tư công rất quan trọng là nguồn vốn được rót vào các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần đồng thời trình dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cùng với Luật Đầu tư công để bao quát được toàn bộ các nguồn đầu tư công. ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đề xuất dự luật cần làm rõ ranh giới giữa đầu tư công vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, tránh việc cố ý nhập nhằng để trục lợi hoặc tạo ra sự không chính xác khi đánh giá hiệu quả đầu tư.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH Đồng Nai, ĐB Trương Văn Vở, kiến nghị dự luật cần cá nhân hóa trách nhiệm ở từng khâu cụ thể.

B.Trân - Ng.Quyết

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo