xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền đâu phải là tất cả

An Quý

Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo nghị định thay thế Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt tăng nặng.

Một số mức phạt mới đáng chú ý: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái ô tô: 600.000-800.000 đồng; chạy xe máy mà có nồng độ cồn vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở: từ 1-2 triệu đồng (mức cũ 0,5-1 triệu đồng), vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở: 4-6 triệu đồng (mức cũ 2-4 triệu đồng); xe chở hàng quá trọng tải 150%: tài xế 14-16 triệu đồng, chủ xe 18-22 triệu đồng (mức cũ lần lượt là 7-8 triệu đồng và 16-18 triệu đồng)...

Mục đích chính của việc tăng nặng mức phạt là ngăn chặn vi phạm luật giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông... Liệu kỳ vọng này sẽ thành hiện thực?

Phải nói là rất khó. Mức phạt cao tất nhiên có tác dụng ngăn ngừa nhưng xét trong mối quan hệ tổng hòa thì thấy chưa hợp lý.

Đó là bởi mức phạt hiện hữu cũng đã khá cao rồi. Nên nhớ là thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thấp, có sự chênh lệch rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Không chỉ tiền phạt (nếu vi phạm), chủ phương tiện đã phải tốn rất nhiều khoản phí và lệ phí khác. Về nguyên tắc, luật điều chỉnh chung, không phân biệt đối tượng hay không gian sống song khi áp vào thực tế thì rất dễ gây bất bình đẳng. Ví dụ: Ở thành thị, sau đám cưới và đã uống bia rượu, đa số khách dễ dàng bắt taxi để về, tránh phạm luật. Còn ở nông thôn, chè chén thường rất dữ, hàng trăm khách khi về muốn kêu taxi thì lấy đâu ra, xe với tài xế riêng lại càng khó; để tránh phạm luật chỉ còn cách... khỏi về hoặc đi bộ!

Chẳng ai muốn bị phạt, càng không muốn gặp tai nạn khi ra đường, vậy tại sao tình trạng vi phạm luật giao thông không giảm? Ấy là vì các giải pháp ngăn chặn, chế tài thiếu đồng bộ. Mọi người được cấp giấy phép lái xe đều đã học luật nhưng với một “rừng” biển báo giao thông cùng hệ thống phố xá, đèn đường... rối tinh, chật hẹp và khó quan sát như ở nhiều đô thị xứ ta, bất cứ ai cũng có thể dính bẫy.

Luật cũng không được thực thi nghiêm, chẳng hạn theo quy định, “xế điếc”, “xe mù”»(xe máy quá hạn dùng, không đăng ký) phải bị cấm lưu thông nhưng hiện nay, loại phương tiện này chạy đầy đường và thường xuyên gây tai nạn. CSGT “lười” phạt “xế điếc”, “xe mù” vì người điều khiển thường “3 không”: không cà-vẹt, không bằng lái, không có tiền đóng phạt (bỏ luôn phương tiện, CSGT cũng chẳng nhiệt tình thu vì không có chỗ chứa).

Và điều quan trọng nhất là độ liêm chính của đội ngũ thi hành nhiệm vụ. Mức phạt cao thường đi kèm nguy cơ phát sinh tiêu cực cao. Người vi phạm, nhất là các chủ xe, luôn sẵn sàng thương lượng để giảm phạt hoặc miễn phạt. Nếu lực lượng chức trách không giữ được mình thì luật sẽ trở thành công cụ kiếm tiền bất chính cho một số người trong khi hiện trạng nhức nhối của xã hội lâu nay - là tai nạn giao thông - không hề thuyên giảm.

Bởi thế, tăng phạt tiền không thể giải quyết gốc rễ vấn đề mà cần phải thay đổi đồng bộ nhiều giải pháp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo