xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu chuẩn xa vời

PHAN ĐĂNG

Tuy mới được công bố để lấy ý kiến nhân dân song dự thảo Nghị định về tiêu chuẩn chức danh quản lý công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước (do Bộ Nội vụ soạn thảo) đã làm xôn xao dư luận.

Xôn xao nhất là những tiêu chuẩn như “có tinh thần yêu nước sâu sắc” hay được cho là quá cao như cấp thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc với trình độ cao cấp bậc 6...

Việc đưa ra tiêu chuẩn “có lòng yêu nước sâu sắc” đã gây ra không ít ý kiến. Đa phần đều cho rằng mỗi người dân bình thường, chứ chưa nói tới công chức và càng không nói công chức giữ cương vị cao, đều đã mang trong con tim và khối óc của mình lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước được hun đúc từ ngàn đời trên đất nước vốn phải chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược cùng biết bao thiên tai từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu, thành thứ tình cảm tự nhiên và thiêng liêng của mỗi người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Nay, nếu “cân đo đong đếm” lòng yêu nước thành một tiêu chuẩn của cán bộ thì biết cân đo ra sao, thế nào... Việc này có cần thiết hay không khi yêu nước đã trở thành “tiêu chuẩn” đương nhiên của mọi công dân?

Trong khi không dễ định tính thế nào là “có lòng yêu nước sâu sắc” thì tiêu chuẩn cán bộ cấp thứ trưởng sử dụng ngoại ngữ tới trình độ cấp bậc 6 lại khiến nhiều người e ngại về tính khả thi ở khía cạnh khác. Trong đó, tựu trung cho rằng trình độ ngoại ngữ tới trình độ này xem như tương đương với trình độ của người phiên dịch. Vậy có bao nhiêu phần trăm thứ trưởng hiện nay có trình độ ngoại ngữ cấp bậc 6? Đúng là bất kỳ ai có thể sử dụng thông thạo ngoại ngữ đều tốt nhưng có nhất thiết cấp thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ tương đương với người phiên dịch trong khi điều quan trọng bậc nhất với cán bộ ở cấp này chính là trình độ tổ chức, quản lý, tham mưu và tham gia vào việc hoạch định chính sách, quyết định vấn đề quan trọng của một ngành, một lĩnh vực, thậm chí của cả đất nước.

Cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, là rường cột của quốc gia, vậy nên rất cần có tiêu chuẩn để lựa chọn và tiêu chuẩn càng cao, càng khắt khe càng tốt. Tuy vậy, khi đã đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí với cán bộ thì phải cụ thể hóa bằng luật pháp, có thể định lượng và nhất thiết phải khả thi, thực tế chứ không thể định tính. Tiêu chuẩn quá cao, phi thực tế hay mơ hồ đều khó có thể đi vào cuộc sống. Lo lắng hơn, đó có thể là kẽ hở, là “mảnh đất” dẫn tới những hệ lụy tiêu cực không mong muốn .

Vẫn còn trong giai đoạn “lấy ý kiến nhân dân” bởi thế cần lắng nghe để sao cho thước đo rõ ràng, minh bạch và khả thi, lựa chọn được đúng hiền tài cho đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo